Chính quyền Tổng thống Joe Biden hiện đã đình trệ quá trình nỗ lực loại bỏ các thiết bị viễn thông của Huawei của Trung Quốc. FBI cho rằng, các thiết bị này có thể đã theo dõi và làm gián đoạn hệ thống thông tin liên lạc tại các căn cứ quân sự của Mỹ, bao gồm cả những cơ sở chứa tên lửa hạt nhân.
Tóm tắt nội dung
Dự án trá hình của Trung Quốc trên đất Mỹ
Năm 2017, chính phủ Trung Quốc đã đề nghị chi 100 triệu đô la để xây dựng một khu vườn tuyệt đẹp tại Khu Vườn ươm Quốc gia ở Washington DC.
Dự án cảnh quan này sẽ bao gồm các ngôi đền, những đơn nguyên kiến trúc gian nhà để du khách nghỉ chân, và một ngôi chùa sơn trắng cao khoảng hơn 20m.
Theo CNN, dự án này từng khiến các nhà chức trách Washington DC.phấn khích, vì họ hy vọng nó sẽ thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm.
Nhưng khi các nhân viên tình báo Mỹ bắt đầu tìm hiểu chi tiết, họ đã phát hiện thấy nhiều điểm nghi vấn. Trong đó, họ nhận thấy ngôi chùa sẽ được xây dựng ở vị trí chiến lược, trên một trong những điểm cao nhất ở Washington DC, chỉ cách Tòa nhà Quốc hội Mỹ hai dặm.
Đây được cho là địa điểm hoàn hảo để Trung Quốc dễ dàng thu thập tín hiệu tình báo.
Thêm nữa, vật liệu nhập khẩu vào Mỹ để xây dựng ngôi chùa này lại được quan chức Trung Quốc liệt vào “gói” ngoại giao. Nghĩa là, các vật liệu sẽ được chuyển vào Mỹ sẽ được ‘bảo vệ’ bằng pháp lý, mà Hải quan Mỹ không được phép tiếp cận kiểm tra.
Tất nhiên, dự án xây chùa này đã bị “khai tử” ngay lập tức dưới thời chính quyền Donald Trump.
Dự án này chỉ là một trong nhiều dự án “trá hình” khác, cho thấy sự leo thang mạnh mẽ của hoạt động gián điệp Trung Quốc trên đất Mỹ trong vài thập kỷ qua.
Mỹ loại bỏ triệt để các thiết bị của Huawei và ZTE
Kể từ năm 2017, FBI đã điều tra việc Trung Quốc mua đất đai gần các cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ. Đỉnh điểm là chính quyền Tổng thống Trump đã bất ngờ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Tổng lãnh sự quán tại Houston (Texas) vào ngày 21/7/2020.
Mỹ tin rằng đây là một trong số những địa điểm tập trung gián điệp của Trung Quốc, với việc Bắc Kinh nỗ lực đặt các thiết bị nghe lén gần các cơ sở quân sự và chính phủ Mỹ.
Trong số đó, FBI đã phát hiện ra có liên quan đến thiết bị Huawei do Trung Quốc sản xuất trên đỉnh tháp di động, gần các căn cứ quân sự của Mỹ ở vùng nông thôn Trung Tây.
FBI xác định các thiết bị này có khả năng thu thập và làm gián đoạn hệ thống thông tin của Bộ Quốc phòng Mỹ, bao gồm cả những thiết bị được Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ, Cơ quan giám sát vũ khí hạt nhân của nước này sử dụng.
Một cựu quan chức FBI cho biết: “Các thiết bị này về cơ bản sẽ ảnh hưởng đến khả năng chỉ huy và kiểm soát với bộ ba hạt nhân của Mỹ”.
Quan chức này nói thêm: “Nếu điều đó bị gián đoạn, thì đó là một ngày rất tồi tệ”. Thuật ngữ bộ ba hạt nhân được hiểu là nhóm phương tiện mang máy bay chiến lược, tên lửa liên lục địa và tàu ngầm nguyên tử mang vũ khí hạt nhân.
Dưới thời chính quyền tổng thống Trump, Cơ quan Quản lý Viễn thông (FCC) khi ấy đã khởi xướng một quy định cấm các hãng viễn thông nhỏ của Mỹ sử dụng Huawei và một số thương hiệu thiết bị do Trung Quốc sản xuất.
Đồng thời, Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản tài trợ 1,9 tỷ USD vào năm 2019 để loại bỏ triệt để 24.000 thiết bị viễn thông của Huawei và ZTE (tập đoàn sản xuất thiết bị viễn thông đa quốc gia của Trung Quốc) trên khắp nước Mỹ.
Mỹ vẫn phải dùng thiết bị Huawei vì thiếu tiền?
Tuy nhiên theo Reuters, ngày 22/7, FCC đã nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng, việc tước bỏ các thiết bị viễn thông Trung Quốc ra khỏi các nhà mạng Mỹ, sẽ tiêu tốn từ 4,7 đến 4,98 tỷ USD.
Tức là FCC cần thêm 3 tỷ đô la nữa mới loại bỏ hết được các thiết bị của Trung Quốc. Điều này cho thấy một thực tế, phần lớn các thiết bị này vẫn được giữ nguyên chưa bị loại bỏ sau 2 năm dưới chính quyền của Tổng thống Joe Biden.
CNN cho biết, những nỗ lực “thanh trừng” công nghệ Huawei của người tiền nhiệm Donald Trump đang diễn ra chậm chạp. Trong khi đó, công nghệ này có thể gây ra nguy cơ an ninh cấp tính cho Mỹ, theo Reuters.
Thành viên FCC là Brendan Carr nói với Reuters rằng, các tháp điện thoại di động xung quanh Căn cứ Không quân Malmstrom tại bang Montana – nơi kiểm soát một số địa điểm đặt tên lửa của Mỹ – đã sử dụng công nghệ của Huawei, cũng như hai địa điểm khác ở bang Nebraska và Wyoming.
Chính quyền Biden mềm mỏng với Trung Quốc
Có những nghi ngờ cho thấy, Tổng thống Joe Biden đã có những chính sách khá mềm mỏng với Trung Quốc.
Còn nhớ vào cuối năm 2018, Tổng thống Trump đã yêu cầu Canada bắt giữ nữ Giám đốc tài chính của Tập đoàn Huawei là Mạnh Vãn Chu. Bà Chu bị cáo buộc che giấu Ngân hàng HSBC trong các giao dịch của công ty con của Huawei với Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tuy nhiên, vào tháng 9/2021, chính quyền Biden đã trả tự do cho bà Chu Văn Mạnh.
Các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã chỉ trích mạnh mẽ việc này. Thượng nghị sĩ Marco Rubio đã kêu gọi Nhà Trắng phải giải thích sự việc trên cho Quốc hội Mỹ.
Ông nói: “Việc bà Mạnh được thả đã tạo ra nhiều nghi vấn quan trọng về năng lực và sự sẵn sàng của Tổng thống Biden trong việc đối phó với nguy cơ đến từ Huawei và Trung Quốc”. “Đây chỉ là một ví dụ khác cho cách tiếp cận mềm mỏng nguy hiểm của chính quyền Biden đối với Bắc Kinh”.
Trong khi đó, thượng nghị sĩ Cộng hòa Bill Hagerty cũng tuyên bố rằng, đây tiếp tục là một sự nhượng bộ của Mỹ trước Trung Quốc. Ông nói: “Tôi rất lo lắng rằng việc này cho thấy chính quyền Biden có thể nhượng bộ nhiều hơn”.
Thượng nghị sĩ Cộng hòa Jim Risch cũng cho rằng thỏa thuận thả bà Mạnh là “chiến thắng” đối với Trung Quốc.
Trong những tháng gần đây, truyền thông Mỹ cũng đưa tin về việc con trai của Tổng thống Joe Biden là Hunter Biden được cho là có mối quan hệ làm ăn với các tập đoàn Trung Quốc.
Có thể bạn quan tâm: