Bằng chứng mới nhất cho thấy chính quyền Trung Quốc đang thu thập ADN một cách có hệ thống trên khắp Khu tự trị Tây Tạng (TAR), theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hôm 5/9. Trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo, đặc biệt là từ các bé trai từ 5 tuổi trở lên, cũng bị thu thập ADN.
Báo cáo đã xác định các ổ thu thập ADN hàng loạt tại 14 địa phương khác nhau ở tất cả 7 quận hoặc thành phố trực thuộc trung ương trong Khu tự trị Tây Tạng.
Theo tuyên bố chính thức của giới chức Trung Quốc, việc thu thập hàng loạt mẫu ADN là cần thiết “để các cơ quan an ninh công cộng phát hiện nhiều trường hợp bất hợp pháp khác nhau, trấn áp hiệu quả các phần tử bất hợp pháp và tội phạm”.
Tuy nhiên, giới quan sát khẳng định đó là một phần của cuộc đàn áp và giám sát mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) áp đặt đối với người dân.
Epoch Times đưa tin, bà Sophie Richardson, Giám đốc Trung Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: “Chính quyền Trung Quốc đã buộc người Tây Tạng phải gánh chịu cuộc đàn áp tràn lan. Bây giờ thì các nhà chức trách thực sự đang lấy máu của họ mà không cần có sự đồng ý của họ, nhằm tăng cường khả năng giám sát họ”.
ADN (hay DNA trong tiếng Anh) là một dạng phân tử mang thông tin di truyền của cơ thể. Giới phân tích cho biết ĐCSTQ đang thu thập dữ liệu ADN của các chủng tộc trên thế giới, rất có khả năng là nhằm nghiên cứu các loại vũ khí sinh học nhắm vào từng nhóm người cụ thể.
Trung Quốc xây dựng hệ thống thu thập ADN quy mô lớn
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tuyên bố rằng việc thu thập AND như vậy cũng diễn ra rải rác ở các khu vực khác của Trung Quốc nhưng đặc biệt phổ biến ở Tây Tạng và Tân Cương. Điều này cho thấy chính sách xâm nhập của ĐCSTQ đặc biệt nhắm vào người dân của hai khu vực này.
Một cuộc điều tra trước đó cho thấy vào tháng 9 năm 2016, văn phòng cảnh sát khu vực Tân Cương đã đưa ra hai lệnh kêu gọi tài trợ – với số tiền 8,69 triệu đô la và 2,9 triệu đô la – cho tổng số 12 bộ giải trình tự DNA, 30 bộ khuếch đại phản ứng chuỗi polymerase (PCR) và 1.000 lô bộ dụng cụ định dạng gen.
Theo báo cáo năm 2017 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, việc mua bán các thiết bị như vậy cho thấy các nhà chức trách có ý định xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn để thu thập lượng lớn dữ liệu ADN của các cá nhân.
Một báo cáo của Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) có tiêu đề “Giám sát thông qua bộ gen —Nội tình cuộc săn lùng ADN của Trung Quốc”, cũng cho biết bắt đầu từ cuối năm 2017, Bộ Công an Trung quốc đã mở rộng mạng lưới trên khắp đất nước, nhắm thu thập AND của hàng triệu nam giới và các bé trai từ lứa tuổi mầm non.
Báo cáo cho biết, chương trình thu thập dữ liệu DNA hàng loạt này, là nhằm mục đích xây dựng sự kiểm soát xã hội toàn diện. Báo cáo khẳng định hành vi như vậy là “vi phạm luật pháp ở Trung Quốc và các quy tắc nhân quyền toàn cầu”.
Quyền riêng tư của trẻ em
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết ĐCSTQ thu thập ADN từ trẻ em mà không có sự đồng ý của người giám hộ. Trẻ em bị lấy ADN ngay tại các cơ sở giáo dục – nơi chúng không thể từ chối.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cảnh báo: “Việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin di truyền có nguy cơ cao đối với quyền riêng tư của trẻ em. ADN nắm giữ thông tin nhạy cảm cao, nó là nhận dạng duy nhất và vĩnh viễn của một đứa trẻ, các thành viên trong gia đình của trẻ, các tình trạng bệnh lý di truyền có thể dẫn đến khuyết tật và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng”.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, việc sử dụng và tiếp xúc dữ liệu này “có thể gây ra những hậu quả bất lợi cho trẻ em và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến chúng ở các giai đoạn sau của cuộc đời”.
Tây Tạng từng là quốc gia độc lập, bị quân đội Trung Quốc xâm lược vào năm 1951. ĐCSTQ gọi đây là “cuộc giải phóng hòa bình Tây Tạng”.
Có thể bạn quan tâm: