Trung Quốc tiếp tục phát đi cảnh báo màu vàng – cấp thứ 2 trong thang cảnh báo 4 cấp về cấp độ của bão cát ở các địa phương miền Bắc nước này. 12 tỉnh thành phố của Trung Quốc bao gồm cả Bắc Kinh đều bất ngờ bị tấn công bởi trận bão cát “mạnh nhất trong mười năm qua”. Một nửa bầu trời Trung Quốc bị bao phủ bởi lớp cát vàng hiếm thấy, giống như cảnh tượng của “ngày tận thế”.

Theo thông tin từ Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc, thủ đô Bắc Kinh chìm trong khói bụi màu vàng do bão cát. Những người đi bộ phải dùng kính khi xuống phố. Từ 8h ngày 27/3 đến 8h ngày 28/3, hàng loạt địa phương như Tân Cương, Thanh Hải, Nội Mông, Cam Túc, Ninh Hạ, Thiểm Tây, Sơn Tây, Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Sơn Đông, Liêu Ninh và Cát Lâm xảy ra hiện tượng thời tiết cát bụi.

Dự kiến năm nay Trung Quốc sẽ còn phải hứng chịu nhiều trận bão cát nữa do thời tiết có những biến đổi thất thường.

Thời nhà Hán cũng từng xuất hiện bão cát rất lớn

Tháng 4 mùa hạ năm Kiến Thủy đầu tiên (năm 32 TCN) thời Hán Thành Đế xuất hiện bão cát, một loại thiên tượng dị thường. Theo ghi chép trong “Ngũ hành chí”: “Đêm ngày Tân Sửu tháng 4 năm Kiến Thủy đầu tiên thời Hán Thành Đế, phía Tây Bắc xuất hiện hiện tượng giống như ánh lửa. Sáng sớm ngày Nhâm Dần, gió mạnh bắt đầu xuất hiện từ phía Tây Bắc, mây mù vàng đỏ vây khắp tứ bề, cả ngày lẫn đêm, mặt đất cũng hóa thành màu vàng”. Trong “Hán Thư. Thành Đế kỷ” ghi chép: “Mùa hè tháng tư, cát vàng bay khắp nơi”. 

Dị tượng này khiến Hán Thành Đế vô cùng kinh hãi, nên trưng cầu ý kiến của tam cửu công khanh về chính sách trị quốc; yêu cầu họ không được giấu diếm. Có vị đại thần trong triều mạnh dạn nói thẳng, bày tỏ phản đối việc đằng ngoại nắm quyền lực chính trị. Huynh trưởng của thái hậu, Đại tư mã, Đại tướng quân Vương Phượng nghe thấy vậy thấp thỏm lo lâu; nhưng vẫn viết thư xin lỗi và từ chức. Mặc dù Hán Thành Đế vẫn giữ ông ta lại; nhưng vị thế của tập đoàn chuyên quyền độc đoán này cũng bị lung lay. 

Vào sáng sớm ngày 15/3, Bắc Kinh đã phải hứng chịu một trận bão cát lớn, nồng độ PM10 tăng vọt, cát vàng phủ kín bầu trời
Vào sáng sớm ngày 15/3, Bắc Kinh đã phải hứng chịu một trận bão cát lớn, nồng độ PM10 tăng vọt, cát vàng phủ kín bầu trời (ảnh Getty Images)

Vua quan đều phải tự xét lại mình

Trong “Hán Thư. Nguyên hậu truyện” có ghi chép về sự kiện lịch sử này như sau: “Vào mùa hạ, tứ bề mù mịt cát vàng bụi đất. Thiên tử hỏi ý kiến đại phu Dương Hưng, tiến sĩ Tứ Thắng…”.

Các đại thần nói, loại dị tượng này là biểu hiện của “Khí âm thịnh xâm lấn dương khí”. “Anh em gia đình thái hậu vô công lại được phong hầu; không đúng với quy ước trước đó của Cao Tổ; đối với đằng ngoại thì lại càng không đúng”. Bởi vậy ông trời mới lấy dị tượng này để cảnh cáo. (Chú thích: Vì năm đó Hán Cao Tổ Lưu Bang xây dựng nhà Hán, từng có quy định ghi rõ ràng bằng văn bản: Không phải họ Lưu mà làm vương giả thì sẽ bị thiên hạ tấn công).

Vương Phượng sợ hãi, viết thư xin từ chức. Hán Thành Đế cho rằng trách nhiệm thuộc về tự thân: “Trẫm kế thừa sự nghiệp thiêng liêng của tiên đế; hiểu Đạo chưa sâu; không rõ sự tình; khiến âm dương rối loạn, nhật nguyệt không còn tỏa ánh sáng; khí bụi vàng đỏ tràn đầy khắp thiên hạ. Sai lầm là ở nơi trẫm”. 

Cổ nhân nhìn nhận thiên tượng bằng tư tưởng thiên nhân hợp nhất. Hoàng đế cho rằng bản thân “hiểu Đạo chưa sâu, không rõ sự tình”; đại thần cho rằng là vì thân thích bên ngoại không có công lại được phong hầu; có chướng ngại cho quyền lực chính thống của Vương quyền mà trời lấy thiên tượng dị thường để cảnh cáo. 

Thiên tai là cảnh báo của Thiên thượng với con người
Thiên tai là cảnh báo của Thiên thượng với con người (ảnh Secretchina)

Thiên tai là cảnh cáo của thiên thượng với con người

Cổ nhân nhìn nhận, thiên tai là cảnh cáo của thiên thượng với con người. Theo ghi chép trong quyển 56 “Hán Thư”, Đổng Trọng Thư có nói: “Một quốc gia nếu làm nên những việc xấu, Thiên thượng trước tiên sẽ cho thiên tai để cảnh cáo; nếu con người vẫn không biết hối cải, sẽ xuất hiện những sự việc kỳ quái; vẫn tiếp tục như vậy, quốc gia sẽ gặp đại tai nạn”. 

Người với trời là đối ứng với nhau. Bất kể sự tình gì nơi thế gian đều phải thuận theo thiên lý mà hành sự; nếu không sẽ gặp báo ứng từ thiên thượng. Cổ nhân tuân theo nền tảng đạo lý tuần hoàn này nên mới có thể xây dựng và đặt định nền văn minh lâu dài mấy nghìn năm.

Theo Nguyện Ước