Tin tức ngày 4/12 của MUCNews gồm các nội dung chính sau: TT Trump “Hãy giành lại nước Mỹ NGAY BÂY GIỜ”; Máy kiểm phiếu Dominion quét đi quét lại hàng chục ngàn phiếu bầu; Trung Quốc nhắm “một mũi tên trúng hai đích” nhắm vào Úc; Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ, chấm dứt các chuyến du lịch ra Hoàng Sa; Hà Nội ra công điện khẩn yêu cầu tạm dừng các hoạt động, sự kiện đông người.
Dưới đây là nội dung chi tiết:
Tóm tắt nội dung
Máy kiểm phiếu Dominion quét đi quét lại hàng chục ngàn phiếu bầu
Theo Just The News, Cô Melissa Carone, một chuyên gia IT làm việc tại Trung tâm TCF của thành phố Detroit vào Ngày Bầu cử, đứng ra làm nhân chứng cho gian lận bầu cử. Cô nói với các nhà lập pháp Michigan rằng cô đã chứng kiến khoảng 30.000 lá phiếu được quét nhiều lần bằng máy đếm phiếu Dominion.
Carone đã có mặt tại trung tâm Detroit vào Ngày Bầu cử 3/11 cho đến khoảng 4 giờ sáng hôm sau. Ngày 10/11, Carone cho biết trong một tờ khai rằng cô đã chứng kiến “không gì ngoài các hành động gian lận diễn ra.”
Carone xuất hiện trong phiên điều trần tại bang Michigan: “Tôi đã quan sát thấy rất nhiều nhân viên, viên chức thành phố, đã quét hàng loạt lá phiếu qua (máy Dominion) vô số lần mà không cất nó đi”.
Detroit là thành phố do Đảng Dân chủ nắm quyền kiểm soát. Phóng viên Matt Finn đăng video cho thấy điểm kiểm phiếu ở thành phố Detroit dùng các tấm che kín cửa kính. Mục đích của việc này là ngăn những người bên ngoài quan sát cuộc kiểm phiếu.
TT Trump “Hãy giành lại nước Mỹ NGAY BÂY GIỜ”
Tổng thống (TT) Donald Trump đăng tải trên twitter của ông rằng “Cần lấy lại nước Mỹ ngay bây giờ”. Ông nói nếu Quốc hội không bãi bỏ mục 230 về thông tin và truyền thông năm 1996 vốn bảo vệ Big Tech (các công ty công nghệ lớn như Google, Facebook, Twitter) trong dự luật quốc phòng mới, ông sẽ không thông qua dự luật này.
Dòng tweet của TT Trump được đăng tải với nội dung: “Điều 230 là quà tặng che chắn của Hoa Kỳ giúp Big Tech được miễn trừ các trách nhiệm pháp lý. Đây thực sự là mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia và sự chính trực của bầu cử. Nước Mỹ sẽ không bao giờ an toàn và bảo mật nếu chúng ta vẫn duy trì điều này”.
“Do đó, nếu cái mục 230 nguy hiểm và không công bằng này mà không được bãi bỏ hoàn toàn trong bản dự luật Quốc phòng (NDAA) sắp tới, thì tôi dứt khoát từ chối thông qua dự luật này ngay khi nó được gửi đến chiếc bàn làm việc xinh xắn của tôi. Hãy giành lại nước Mỹ NGAY BÂY GIỜ. Cảm ơn bạn!”.
Theo Fox News, lý do khiến các chính trị gia phản đối Mục 230 vì những gã khổng lồ công nghệ như Facebook và Twitter hoạt động không khác gì một tòa soạn báo hay một nhà phát hành. Các hãng này không nên được bảo vệ như một nền tảng thông tin trung lập.
Trung Quốc nhắm “một mũi tên trúng hai đích” nhắm vào Úc
Theo ABCNews, Phó giáo sư Titus Chen của Đại học Tôn Trung Sơn (Đài Loan) nói rằng không ngẫu nhiên khi Trung Quốc châm ngòi trận chiến với Úc bằng bức ảnh giả mạo của người phát ngôn Triệu Lập Kiên. Ông nói: “(Trung Quốc) đã làm điều đó một cách có chủ ý. Họ đang kích động phản ứng từ Australia. Sau khi Australia cắn câu, Trung Quốc có thể bắt đầu huy động cảm xúc của người dân.”
Ông cho biết “việc huy động” này thu hút sự tham gia của hàng loạt đội quân tuyên truyền trên mạng internet, hay “các chiến binh bàn phím”, “đội quân 50 xu”. Ông Chen nói: “Các chiến binh mà Trung Quốc triển khai không chỉ đưa ra thông điệp hăm dọa như một chiến dịch tuyên truyền quốc tế. Mà nó còn là sự thể hiện đối với cộng đồng người Hoa ở nước ngoài”.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ, chấm dứt các chuyến du lịch ra Hoàng Sa
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 3.12. Có nhiều câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước những động thái gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông được đặt ra. Ví dụ như tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ra thông báo sẽ khôi phục lại các chuyến du lịch tàu biển ra quần đảo Hoàng Sa kể từ đầu tháng 12.2020; Hải quân Trung Quốc tổ chức lễ tiếp nhận tàu bệnh viện “Nam Y 13” tại bến cảng trên đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã trả lời rằng mọi hoạt động tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không có sự cho phép của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm pháp luật quốc tế và không có giá trị pháp lý.
Đồng thời bà nhấn mạnh “Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, hủy bỏ và chấm dứt việc tổ chức các tour du lịch tới khu vực này cũng như các hành động có thể làm gia tăng căng thẳng, phức tạp tình hình, đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), không có lợi cho việc duy trì môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông cũng như nỗ lực của các nước trong đàm bán Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) và quan hệ 2 nước Việt – Trung”.
Hà Nội ra công điện khẩn yêu cầu tạm dừng các hoạt động, sự kiện đông người
Theo Bộ Y tế, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, và người dân khá lơ, chủ quan phòng chống dịch. Ngày 3/12, Chủ tịch Thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ban hành Công điện khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm kiểm soát dịch bệnh. Nội dung công điện gồm những điểm chú ý sau:
- Tiếp tục thực hiện nghiêm chiến lược kiểm soát chặt chẽ nguồn lây từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để, tăng cường cảnh giác với nguy cơ dịch bệnh, bình tĩnh ứng phó với các tình huống dịch bệnh.
- Duy trì thường trực 24/7 các đội phòng, chống dịch cơ động, tại các cơ sở y tế đảm bảo xử lý nhanh, kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như khuyến cáo của Bộ Y tế, trước hết là đeo khẩu trang bắt buộc, khử khuẩn tại các khu vực cách ly, các khu dân cư tập trung, nơi công cộng như: chợ, siêu thị, trường học, cơ sở sản xuất, bến xe, bến cảng, sân bay, ga tàu…, trên các phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập.
- Tiếp tục dừng các hoạt động, sự kiện có tập trung đông người khi không cần thiết; trường hợp tổ chức thì phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch.