Tỷ phú Elon Musk hiện đang là cổ đông lớn nhất của nền tảng mạng xã hội Twitter. Musk hiện muốn tiếp quản toàn bộ nền tảng này, tuy nhiên đây lại là mối đe dọa đối với rất nhiều người. Họ đã và đang nỗ lực để ngăn cản thương vụ bạc tỷ này.

Twitter là một nền tảng mạng xã hội lớn. Trước đây Twitter đã thực hiện một cuộc đàn áp dư luận quy mô lớn nhắm vào những người bị cho là kẻ thù chính trị của họ. Khi đó Elon Musk đã chỉ trích gay gắt mạng xã hội này, ông cáo buộc rằng nó đã bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận. 

Sau đó Elon Musk đã thực hiện việc mua lại nền tảng này. Musk được cho là sẽ tham gia hội đồng quản trị sau khi trở thành nhà đầu tư lớn nhất của công ty. Nhưng ông ấy đã khiến mọi người ngạc nhiên khi từ chối vị trí này. Lúc này, Hội đồng quản trị Twitter và Giám đốc điều hành của nền tảng này lại lo ngại rằng Musk có thể tiếp quản công ty, giống như cách mà ông ấy đã tiếp quản Tesla.

Tỷ phú Elon Musk (ảnh: Flickr).
Tỷ phú Elon Musk (ảnh: Flickr).

Vụ việc của Musk hiện đang trở thành chủ đề nóng của các phương tiện truyền thông xã hội . Và Elon Musk chưa dừng lại ở việc trở thành cổ đông lớn nhất, mà ông ta còn có kế hoạch mua lại Twitter. Musk muốn thay đổi Twitter mãi mãi với tư tưởng cho phép tự do ngôn luận. Vì vậy, không còn kiểm duyệt đảng Bảo thủ và không còn cấm các phương tiện truyền thông xã hội nói lên quan điểm của mình vì lý do chính trị.

Musk trở thành cổ đông lớn nhất của Twitter

Hiện nay, Elon Musk sở hữu 9,2% cổ phần của Twitter. Với việc mua cổ phần của mạng xã hội này, ông ấy đã trở thành cổ đông lớn nhất. Động thái này đã khiến cả thế giới ngạc nhiên vì trước đó Musk đã nhiều lần chỉ trích gay gắt và công khai Twitter.

Ban đầu, người ta đồn thổi rằng, Musk sẽ tham gia hội đồng quản trị của công ty. Nhưng vị tỷ phú đã phủ nhận ý tưởng này. Tuyên bố của Musk không làm vơi đi lo lắng của ban giám đốc công ty. Vì họ cho rằng, Musk có thể đơn giản là muốn thực hiện một cuộc tiếp quản thù địch đối với nền tảng truyền thông xã hội và trở thành ‘Vua của Twitter’. Vậy tiếp quản thù địch có nghĩa là gì? Hiểu đơn giản nó là kiểu thanh trừng để lọc ra những ai đi ngược lại với chính sách mà Musk sẽ đặt định. Ví dụ: Musk sẽ thanh trừng những ai chống lại chính sách khôi phục tự do ngôn luận trên nền tảng Twitter.

Tỷ phú Musk là cổ đông lớn nhất của Twitter, tính đến tháng 4 năm 2022
Tỷ phú Musk là cổ đông lớn nhất của Twitter, tính đến tháng 4 năm 2022 (ảnh chụp màn hình).

Theo quy tắc, một thành viên trong hội đồng quản trị không được sở hữu nhiều hơn 14,9 % cổ phần. Và khi Musk từ chối việc bổ nhiệm làm thành viên hội đồng, thì đồng nghĩa với việc Musk sẽ có quyền tăng cổ phần của mình nhiều hơn nữa. Cho nên ban giám đốc của Twitter lo lắng về việc, Musk đang có kế hoạch càn quét để tăng số cổ phần của mình và cuối cùng là thâu tóm hoàn toàn. 

Twitter áp dụng chiến thuật phòng thủ ‘Thuốc độc’ để ngăn Musk

Ngày 15/4 New York Times đã đăng tải báo cáo về chiến thuật phòng thủ thuốc độc này.

Theo báo cáo này, Twitter đã thực hiện hành động khẩn cấp để tránh bị Musk tiếp quản. Ban giám đốc của Twitter đã áp dụng biện pháp bảo vệ “thuốc độc”, sau khi musk đưa ra lời đề nghị mua lại công ty.

Chiến thuật thuốc độc là một hình thức chiến thuật phòng thủ mà công ty sử dụng nhằm chống lại nguy cơ bị thâu tóm.

Viên thuốc độc tương tự như một thứ gì đó khó nuốt hoặc khó chấp nhận. Các công ty mục tiêu cố gắng làm giảm giá trị cổ phiếu của mình, từ đó gây bất lợi cho công ty hoặc cá nhân mua lại.

Vậy chiến thuật này có tác dụng gì? 

Thứ 1: Nó sẽ bảo vệ các cổ đông thiểu số và tránh sự thay đổi quyền kiểm soát hoặc quyền quản lý công ty.

Thứ 2: Việc thực hiện chiến thuật này không phải lúc nào cũng là để công ty thoát khỏi việc bị mua lại. Chiến thuật thuốc độc có thể được thực hiện đơn giản vì công ty đó muốn được định giá cao hơn và nhận được các điều khoản có lợi hơn trong quá trình bị mua lại.

Và trong trường hợp của Twitter, viên thuốc sẽ tràn ngập thị trường với cổ phiếu mới, nếu Musk, hoặc bất kỳ ai muốn sở hữu 15% hoặc nhiều hơn, cổ phiếu của Twitter. Điều đó ngay lập tức sẽ làm loãng cổ phần của Musk và khiến việc tiếp tục thu mua cổ phần của công ty này trở nên khó khăn hơn đáng kể. 

Vậy thì Musk có từ bỏ Twitter không? Câu trả lời là: Musk sẽ không từ bỏ Twitter

Mặc dù Musk chưa thể mở khoá nhanh chóng những hạn chế về quyền tự do ngôn luận trên Twitter, nhưng ông ấy sẽ không từ bỏ. Trong một hồ sơ chứng khoán vào thứ Năm, Musk đã đưa ra lời đề nghị mua lại nền tảng này với giá hơn 43 tỷ đô la. Ông ấy muốn tảng mạng xã hội này “cần được chuyển đổi thành một công ty tư nhân” để tạo niềm tin với người dùng. Musk nói: “Tôi tin rằng tự do ngôn luận là một mệnh lệnh xã hội đối với một nền dân chủ đang hoạt động.” 

Tỷ phú Elon Musk tại nhà máy sản xuất xe Telsa ở California, Mỹ ngày 1/10/2011 (ảnh: Wikimedia Commons).
Tỷ phú Elon Musk tại nhà máy sản xuất xe Telsa ở California, Mỹ ngày 1/10/2011 (ảnh: Wikimedia Commons).

Điều đáng chú ý là, theo NDTV, Musk đã có kế hoạch B nếu Twitter từ chối việc bán nền tảng này. 

Hiện tại Musk không nói chi tiết về kế hoạch B của mình. Nhưng có vẻ như ông ấy quyết phải có được Twitter. Musk nói rằng, ông muốn xây dựng 1 nền tảng để giải phóng quyền tự do ngôn luận cho con người chứ không phải vì mục đích kinh doanh. 

Điều này càng làm cho những ông chủ hiện tại của Twitter lo lắng. Và ai có thể cứu được Twitter bây giờ?

Không ai khác chính là ông Biden, với quyền lực của một tổng thống. 

Đảng Dân chủ có thể kích hoạt một cuộc chiến săn phù thuỷ

Bước đầu tiên của cuộc chiến săn phù thuỷ chính là, lôi kéo Musk vào một vụ kiện để giảm bớt lo ngại về việc tiếp quản Twitter. Theo đơn kiện, Musk bị cáo buộc đã thực hiện việc mua cổ phiếu Twitter một cách bí mật và thao túng giá trị cổ phiếu của công ty.

Nói cách khác, họ tin rằng Musk cần phải bị trừng phạt vì dám chỉ trích những nền tảng tước đoạt quyền tự do ngôn luận của con người. Musk là người 1 người theo chủ nghĩa bảo thủ, ủng hộ cho ‘Tự do ngôn luận’, trong khi Twitter thúc đẩy quan điểm bóp nghẹt tự do, nền tảng này đã nỗ lực củng cố sự ủng hộ cho đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ. Và, với việc Musk tiếp quản nền tảng này, các cổ đông lo ngại rằng Twitter có thể được Musk sử dụng để thúc đẩy hệ tư tưởng của Đảng Cộng hòa và vị tỷ phú này có thể sử dụng quyền lực của mình để tạo ra một cuộc cách mạng thông tin.

Và giờ đây Musk và các công ty của ông ấy đang trở thành mục tiêu của cuộc chiến săn phù thuỷ của đảng Dân chủ. Elon Musk và các công ty liên doanh của ông đang phải đối mặt với quá nhiều vụ kiện về các giao dịch kinh doanh khác nhau. 

Tổng thống Mỹ Joe Biden, người được Đảng Dân chủ dựng lên, sẽ sử dụng những rắc rối pháp lý này như một cách để chống lại Musk. Và sau đó, Biden sẽ sử dụng chương trình nghị sự xanh của mình để chống lại Musk. Tức là, Tesla vốn được coi là biểu tượng của cơn sốt xe điện ngày nay, nhưng Tesla lại không tiết lộ tổng lượng phát thải khí nhà kính của mình. Cho nên đây có thể là cái cớ tiếp theo để chính quyền đảng Dân chủ tấn công Musk.

Ông Joe Biden từng tiết lộ ông ghét tỷ phú Elon Musk
Ông Joe Biden từng tiết lộ ông ghét tỷ phú Elon Musk (ảnh chụp màn hình).

Sau cùng, chính quyền đảng Dân chủ có thể dàn dựng trường hợp giả mạo hoặc không có thật trong các lĩnh vực khác nhau mà Musk đang làm ăn để ngăn cản ông ấy tiếp quản Twitter.

Từ đó đẩy Musk đứng giữa 2 lựa chọn: hoặc giữ lại Tesla hoặc mua Twitter và Tesla sẽ bị kiện ra tòa. 

Và cuộc chiến săn lùng phù thuỷ mà đảng Dân chủ đã kích hoạt vốn ban đầu nhắm vào những ai dám thách thức và đối đầu với những người  ủng hộ Trump ở đợt bầu cử 2020, thì nay nó lại tiếp tục được kích hoạt để diệt cỏ tận gốc.

Tuy nhiên, việc Musk theo đuổi Twitter đang được ví như mèo vờn chuột. Musk sẽ không từ bỏ việc này. Điều này khiến cho Jeff Bezos, người giàu thứ 2 trên thế giới rơi vào thế bối rối.

Washington Post đứng ngồi không yên vì lời đề nghị của Musk

Washington Post thuộc quyền sở hữu của Bezos, nhưng ngày 14/4 đã đăng tải 1 bài báo có nội dung: Musk là người cuối cùng nên tiếp quản Twitter. 

sau đó ngày 16/4 tờ báo này tiếp tục đăng tải một bài viết cảnh báo về những điều tồi tệ sẽ xảy ra nếu elon musk tiếp quản twitter.

Trước đó ngày 14/4, tờ The Hill thì lại đăng tải bài báo với tựa đề: Người phụ trách chuyên mục của Washington Post ‘sợ hãi’ trước viễn cảnh Elon Musk mua Twitter. Bài báo nói rằng, nỗ lực mua lại Twitter của Musk là sự đe dọa đối với nền dân chủ tự do?!

Vì sao mà họ lại sợ hãi việc Musk tiếp quản Twitter đến như vậy? Có 2 lý do: 

Thứ 1: Twitter là công cụ của chủ nghĩa cánh tả toàn cầu

Twitter không phải là một nền tảng bình thường. Nó là một công cụ của chủ nghĩa cánh tả toàn cầu. Nó sẽ quyết định việc, nội dung nào thuộc vấn đề toàn cầu được phép đưa lên, nội dung nào không. Những nội dung có lợi cho chính sách cực tả, thì họ sẽ tuyên truyền. Nhưng nội dung phản bác, nó sẽ kiểm duyệt gắt gao. Từ đó khiến cho người tiếp nhận thông tin bị lừa dối bởi luồng thông tin 1 chiều, và bị dẫn dắt theo hướng thông tin có lợi cho cánh tả. Việc này chúng ta có thể nhớ lại trong vấn đề đại dịch Covid 19 và vấn đề Ukraine gần đây.

Nói cách khác, các biện pháp mà nền tảng này thực hiện để theo đuổi chương trình kiểm duyệt luôn giúp cho những người theo chủ nghĩa cánh tả tự do có một sân chơi độc tôn về quyền lực, thiếu công bằng và thiên về tiếng nói cực tả.

Đó là lý do tại sao những người theo chủ nghĩa tự do toàn cầu từng muốn Bezos mua lại Twitter. 

Thứ 2: Twitter có thể làm hại tới việc làm ăn của Amazon

Vào năm 2017,  Vox.com đã liệt kê 5 lý do cho việc Amazon có thể mua lại Twitter. Bài báo viết: “Nếu ai đó sẵn sàng trả tiền cho một công ty truyền thông có tác động xã hội, đó có thể là Giám đốc điều hành Amazon Jeff Bezos. Ông ấy đã sở hữu tờ The Washington Post, sau khi mua lại nó với giá 250 triệu đô la vào năm 2013. 

Tỷ phú Jeff Bezos (ảnh: Flickr).
Tỷ phú Jeff Bezos (ảnh: Flickr).

Theo như báo cáo này, nếu “Đặt Twitter dưới sự bảo trợ của Amazon nó sẽ giúp Bezos có thời gian để tìm ra cách tốt nhất để định giá Twitter mà không phải chứng kiến ​​hoạt động kinh doanh của mình bị giới truyền thông và Phố Wall lừa gạt ba tháng một lần”. Tức là, Bezos có thể thao túng Twitter để củng cố lợi ích kinh doanh của mình và làm suy yếu những người chỉ trích ông ở Phố Wall một khi ông ta mua lại nó. Trên thực tế, Bezos đã sử dụng Twitter để kéo lượng truy cập lớn về trang web của mình. Điều này cho thấy, chỉ cần Twitter thay đổi thuật toán, thì nó cũng đủ ảnh hưởng tới Amazon.

Nhưng bây giờ, Bezos đã làm mất cơ hội mua lại Twitter trước Musk, một đối thủ trong suốt 15 năm qua

Đặc biệt, Musk đã từng Tweet về việc đã đến lúc nên rời khỏi Amazon. Bình luận của Musk nhằm đáp lại việc dịch vụ Kindle Direct Publishing của Amazon từ chối xuất bản cuốn sách của Berenson có tựa đề “Những sự thật chưa được báo cáo về COVID-19 và phong tỏa”.

Tất cả cho chúng ta thấy, Bezos và những kẻ cầm đầu cho cái mà họ nói là tự do cực tả toàn cầu đang rất lo lắng. Đế chế kinh doanh của Bezos hay của các chính trị gia cực tả đang bị đe doạ. Đó là lý do vì sao mà Washington Post liên tiếp phun nọc độc chống lại Musk.

Từ Khóa: