Trong bối cảnh chính quyền Kyiv lo ngại phương Tây ngày càng tỏ ra không còn mặn mà ủng hộ như trước, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov tuyên bố đất nước của ông có thể giành chiến thắng trước Nga, nếu Mỹ và đồng minh sẵn lòng cung cấp các loại vũ khí tân tiến. 

Ukraine có thể đánh thắng Nga nếu…

Trong một sự kiện trao đổi độc quyền của Hội đồng Đại Tây Dương hôm 19/7, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov nói với cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine là ông John Herbst rằng,  “Nga chắc chắn có thể bị đánh bại”, và “Ukraine đã chỉ ra cách có thể thực hiện được điều đó”.

Ông Reznikov cho biết, sau khi sử dụng thành công pháo phóng loạt tiên tiến và các loại vũ khí chính xác khác mà phương Tây cung cấp, chính quyền Kyiv sẵn sàng gây sức ép để giành lại toàn bộ Ukraine – bao gồm cả bán đảo Crimea từ Nga.

Tuy nhiên, theo ông Reznikov thì tốc độ cung cấp vũ khí của Mỹ và NATO vẫn là một thách thức lớn. Ông nói thêm: “Chúng tôi cần vũ khí nhanh và đủ số lượng”.

Chính quyền Kyiv hiện yêu cầu Mỹ cung cấp thêm các loại vũ khí tối tân hơn, bao gồm cả máy bay chiến đấu F-15 và F-16. 

Các phi công Ukraine sẽ cần được đào tạo để lái máy bay Mỹ và Hạ viện đã thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia với 100 triệu USD để thực hiện khóa đào tạo này. 

Ukraine có nhiều vũ khí hơn, kể cả chấp nhận trở thành bãi thử nghiệm

Theo The drive, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đã công khai  đề nghị Ukraine làm địa điểm thử nghiệm vũ khí của NATO chống lại Nga, trong  một cuộc trò chuyện trực tuyến với Giám đốc Trung tâm Á-Âu của Hội đồng Đại Tây Dương.

Ông Reznikov nói rằng, Ukraine “về cơ bản là một bãi thử nghiệm” cho các loại vũ khí tiên tiến mà Mỹ và các đồng minh đang đổ vào nước này. 

Ông nói: “Nhiều loại vũ khí hiện đang được thử nghiệm trên thực địa trong điều kiện thực tế của trận chiến chống lại Quân đội Nga – vốn có rất nhiều hệ thống hiện đại của riêng mình”.

Người đứng đầu quân đội Ukraine đã đưa ra lời đề nghị mới về việc mua thêm vũ khí hiện đại của phương Tây.

 Ông nói: “Chúng tôi quan tâm đến việc thử nghiệm các hệ thống hiện đại trong cuộc chiến chống lại kẻ thù, và chúng tôi đang mời các nhà sản xuất vũ khí thử nghiệm các sản phẩm mới tại đây.

Một hệ thống vũ khí đang được sử dụng đầu tiên trên chiến trường Ukraine là hệ thống pháo Krab của Ba Lan do Warsaw cung cấp. 

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói: “Vì vậy, tôi nghĩ đối với các đối tác của chúng tôi ở Ba Lan, Mỹ, Pháp hoặc Đức, đây là cơ hội tốt để thử nghiệm thiết bị. Vì vậy, hãy cung cấp cho chúng tôi các công cụ. Chúng tôi sẽ hoàn thành công việc và các ngài sẽ có tất cả các thông tin mới”. 

Viện trợ vũ khí: Món lợi béo bở của Chủ nghĩa Toàn cầu

Chính quyền Joe Biden và NATO tỏ ra rất hào phóng với Ukraine, khi tổng số tiền viện trợ cho nước này cao “bất thường” trong 5 tháng xung đột. 

Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, chỉ tính riêng trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine, Mỹ đã cung cấp 4,4 tỷ USD cùng các hỗ trợ khác cho Ukraine, gấp 2 lần EU và các nước thành viên của liên minh này.

Ukraine hiện nhận được nhiều sự hỗ trợ nhất từ Mỹ, Anh và một số nước Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan.  (WSJ)

Ngày 19/7, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đưa ra lời kêu gọi nồng nhiệt đối với các thành viên liên minh, không chỉ tiếp tục hỗ trợ Ukraine bằng viện trợ kinh tế, nhân đạo và quân sự mà còn cam kết thực hiện điều này lâu dài. 

“Điều đó có một cái giá,” ông Stoltenberg nói. “Nhưng cái giá của việc không ủng hộ họ còn cao hơn nhiều. Vì đối với tôi, đây là vấn đề đạo đức. Đó là về một quốc gia độc lập, có chủ quyền với 40 triệu người sống ở châu Âu, nơi đang bị tấn công tàn bạo bởi một cường quốc lớn: Nga”.

Cùng thời điểm Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tiếp tục kêu gọi các thành viên viện trợ quân sự lâu dài cho Ukraine, Đệ nhất phu nhân Ukraina Olena Zelenska đã có mặt tại thủ đô Washington để yêu cầu Quốc hội Mỹ gia tăng viện trợ vũ khí phòng không cho nước này.

Thực tế cho thấy, cuộc chiến ở Ukraine là một món lợi khổng lồ cho giới tài phiệt theo đuổi Chủ nghĩa toàn cầu.

Các tập đoàn sản xuất vũ khí của Mỹ đang kiếm nhiều hợp đồng béo bở từ ngân sách đóng thuế của người dân Mỹ, để ồ ạt đổ vũ khí vào “hố đen” Ukraine, bổ sung vào kho dự trữ của NATO, và bán vũ khí cho EU khi nhiều quốc gia của khối này đã quyết định tăng chi tiêu quân sự.

Có thể bạn quan tâm: