Vi khuẩn Salmonella có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngộ độc thực phẩm. Đây là loại vi khuẩn có thể lây nhiễm cho nhiều loại vật chủ và tồn tại trong các môi trường sống khác nhau, từ lông động vật đến lá xà lách. Xu hướng gia tăng các trường hợp nhiễm khuẩn Salmonella kháng thuốc cho thấy cần phải cải thiện các phương pháp phát hiện và phòng ngừa nhiễm loại vi khuẩn này, theo một bài đánh giá đăng trên tạp chí Thực phẩm.
Tóm tắt nội dung
Những đặc điểm của vi khuẩn Salmonella
Là nguyên nhân chính gây tiêu chảy và gây sốt thương hàn, vi khuẩn Salmonella gây ra 1,2 triệu ca bệnh mỗi năm. Trước tiên và trên hết, loại khuẩn gram âm này được biết đến là nguyên nhân gây đau bụng và tiêu chảy khi ăn phải thứ gì đó “đã hỏng”. Salmonella có khoảng 2,500 biến thể và là nguyên nhân khiến hơn 25.000 người phải nhập viện, cũng như gây ra cái chết của hơn 400 người mỗi năm chỉ riêng ở Hoa Kỳ.
Bên cạnh triệu chứng đau bụng và tiêu chảy, nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây sốt, buồn nôn, nôn và đau đầu khá dữ dội. Nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella Typhi có thể dẫn đến sốt thương hàn. Cùng với các triệu chứng đã nói ở trên, thương hàn cũng dẫn đến phát ban, yếu cơ và sốt cao tới 39 đến 40 độ C.
Vi khuẩn Salmonella đặc biệt khó trị do chúng có thể tồn tại trong nhiều loại vật chủ và môi trường. Chúng có thể sống trong các loài chim, bò sát, lưỡng cư và hầu hết vật nuôi trong nhà nên rất phổ biến. Bên cạnh đó, chúng có thể tồn tại trong hàng đông lạnh, tươi sống và thậm chí đã qua chế biến, đó là lý do tại sao bạn nghe nói các đợt bùng phát Salmonella có mặt trong mọi thứ, từ xúc xích Ý cho đến “các sản phẩm gà nhồi lăn bột đông lạnh”.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã ghi nhận một danh sách dài các đợt bùng phát Salmonella bắt đầu từ năm 2006. Thông thường, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện từ sáu giờ đến sáu ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài từ bốn ngày đến một tuần. Tuy nhiên, mọi người cũng có thể có các triệu chứng kéo dài trong nhiều tuần hoặc một thời gian dài không có triệu chứng nào cả.
Việc chẩn đoán Salmonella thường được thực hiện trong phòng thí nghiệm và yêu cầu các mẫu máu, mô cơ thể hoặc chất dịch riêng lẻ. Quá trình chẩn đoán có thể mất từ một đến năm ngày, tùy thuộc vào mẫu.
Điều trị nhiễm khuẩn Salmonella thường mang tính hỗ trợ hơn là trị dứt vi khuẩn vì hầu như thuốc thực sự không giúp được gì nhiều. Việc bổ sung dịch chất là rất quan trọng vì tiêu chảy do bệnh làm cơ thể mất nước. Bệnh nhân được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều.
Các loại thuốc kháng sinh như ciprofloxacin, azithromycin và ceftriaxone cũng cần thiết để điều trị cho bệnh nhân nhiễm khuẩn Salmonella nặng. Tuy nhiên, nhiễm Salmonella với các chủng kháng thuốc có thể nghiêm trọng hơn và có tỷ lệ nhập viện cao hơn.
Vi Salmonella đa kháng thuốc: Chúng ta phải làm gì?
Sự gia tăng các chủng Salmonella kháng thuốc cũng là một phần lý do tại sao việc điều trị Salmonella thường chỉ mang tính chất hỗ trợ. Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc chống tiêu chảy hoặc thuốc kháng sinh nhưng các thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đầu tiên, thuốc tiêu chảy có thể kéo dài thời gian các triệu chứng nhiễm khuẩn. Kháng sinh thường không được khuyên dùng vì có thể không cần thiết và lợi bất cập hại.
Vi khuẩn Salmonella thường nhiễm vào ruột và không xâm nhập vào máu. Nhưng thuốc kháng sinh lại thường dùng để điều trị các bệnh lây nhiễm vào máu, điều đó có nghĩa là ngay từ đầu về cơ bản dùng thuốc kháng sinh không có ích lợi gì. Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều kháng sinh còn dẫn đến sự gia tăng tình trạng vi khuẩn Salmonella kháng thuốc.
Ít nhất 100,000 ca nhiễm chỉ riêng ở Hoa Kỳ là do vi khuẩn Salmonella kháng kháng sinh, bao gồm các chủng kháng ceftriaxone và ciprofloxacin, theo đánh giá của tạp chí Foods. Cũng đã có những đợt bùng phát Salmonella liên quan đến các chủng kháng nhiều loại kháng sinh, bao gồm ampicillin, streptomycin, sulfisoxazole và tetracycline.
Tình trạng kháng thuốc liên tục xuất hiện. Vào năm 2014, bộ phận của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thuộc Hệ thống Giám sát Kháng Kháng sinh Quốc gia (NARMS) đã thu thập một mẫu ức gà trong quá trình giám sát định kỳ. Mẫu ức gà này được thử nghiệm bằng cách sử dụng toàn bộ trình tự gen—một kỹ thuật trong phòng thí nghiệm “sao chép” toàn bộ trình tự DNA—và xác định một chủng Salmonella đa kháng thuốc không thương hàn (kiểu huyết thanh Infantis). Chủng này bao gồm một gen bổ sung không phổ biến ở Salmonella từ thịt gà ở Hoa Kỳ.
Vào năm 2016, một đợt bùng phát bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella enterica serotype Typhi kháng thuốc (XDR) kháng nhiều loại kháng sinh (chloramphenicol, ampicillin, fluoroquinolones và cephalosporin thế hệ thứ ba) đã được báo cáo ở Pakistan. Các chủng S. Typhi kháng Cephalosporin cũng đã được báo cáo ở Ấn Độ, Bangladesh và nhiều quốc gia khác, vì vậy đây không phải là một nhóm ca bệnh riêng lẻ ở một quốc gia.
Từ năm 2018 đến 2019, đã có một đợt bùng phát vi khuẩn Salmonella Infantis ở Hoa Kỳ. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã xác định chủng này với tần suất ngày càng tăng trong các mẫu gà. Chủng này, cùng với các loại Salmonella kháng thuốc khác có liên quan đến các nguồn như thịt lợn, gà tây và thịt bò, đang làm giảm đáng kể các lựa chọn mà nhân viên y tế có để điều trị bệnh nhân bị nhiễm nặng.
Bệnh nhân bị nhiễm các chủng kháng ampicillin, chloramphenicol, streptomycin, sulfonamide và tetracycline có nguy cơ tử vong cao hơn gần 5 lần so với bệnh nhân bị nhiễm các chủng thông thường. Chủ quan mà nói thì việc không nhiễm khuẩn Salmonella ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều rắc rối.
Phòng ngừa và phát hiện: Cách giữ sức khỏe tốt nhất
Việc phòng ngừa vi khuẩn Salmonella tương đối đơn giản và bạn có thể đã nghe nói đến trước đây. Một phương pháp là luôn nấu chín hoàn toàn thực phẩm sống trước khi ăn. Bạn cũng nên rửa kỹ rau và trái cây nếu ăn sống, cẩn thận khi ở gần động vật và vật nuôi, đồng thời chú ý đến các thông báo về dịch bệnh bùng phát tại địa phương.
Đồng thời, cần tuân thủ vệ sinh cá nhân, đặc biệt là trong giờ ăn, sau khi tiếp xúc với động vật hoặc khi có người ở gần bị nhiễm khuẩn Salmonella. Ngoài ra, hãy nhớ vệ sinh định kỳ thường xuyên cũng như không chia sẻ không gian chung với động vật khi đang ăn.
Do bản chất của vi khuẩn Salmonella và phạm vi môi trường rộng lớn mà chúng có thể tồn tại, việc loại bỏ vi khuẩn gần như là không thể, đó là lý do tại sao nhu cầu xét nghiệm chẩn đoán nhanh Salmonella chưa cần thiết như các xét nghiệm nhanh virus Corona được sử dụng trong suốt đại dịch COVID-19.
Đồng thời, nên tránh phụ thuộc kháng sinh quá nhiều khi bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Một mặt, việc lạm dụng kháng sinh cho thấy chúng ta không hoàn toàn tin tưởng hoặc đánh giá cao cơ chế phức tạp là hệ miễn dịch do Chúa ban tặng. Mặt khác, việc lạm dụng kháng sinh chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng vi khuẩn và các mầm bệnh khác kháng thuốc nhiều hơn, đây là vòng luẩn quẩn rất có thể dẫn đến thảm họa. Chúng ta nên tập trung nhiều hơn vào sức khỏe toàn diện của mình và tăng cường những gì chúng ta đã có.