Trung Quốc không chỉ chiếm đất mà còn buộc Ấn Độ phải hợp pháp hóa việc chiếm đóng của họ. Trung Quốc điên cuồng xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự mới dọc theo biên giới với Ấn Độ. Hành động hung hăng của Bắc Kinh ở Ladakh khiến New Delhi xích lại gần Washington.

Đó là bình luận của Giáo sư Brahma Chellaney, chuyên gia phân tích chiến lược, nguyên cố vấn Hội đồng An ninh quốc gia Ấn Độ trên tờ Asia Nikkei ngày 12/5.

Trung Quốc điên cuồng xây dựng cơ sở hạ tầng dọc biên giới với Ấn Độ

Năm 1950, Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng, từ đó trở thành “hàng xóm” với Ấn Độ.

Năm 1975, quân đội Trung Quốc lén chiếm đất biên giới của Ấn Độ trong mùa đông giá rét. Khi băng tan, Ấn Độ mở lại các tuyến đường sau mùa đông khắc nghiệt trên dãy Himalaya. Khi đó, người Ấn Độ bị sốc khi phát hiện quân đội Trung Quốc đã chiếm đóng hàng trăm km vuông vùng biên giới.

Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự và trang bị vũ khí tại khu vực biên giới. Phát hiện này đã gây ra những vụ đụng độ chết người đầu tiên trong khu vực kể từ đó.

Tới nay, quân đội Trung Quốc vẫn lấn sâu Ấn Độ. Bắc Kinh không có “ý định” từ bỏ các cuộc xâm phạm của mình; hay chấp nhận thêm các vùng đệm ở hai khu vực biên giới để ngăn chặn các cuộc đụng độ vũ trang tiếp theo.

“Những tác động lâu dài là đáng ngại. Trung Quốc điên cuồng xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự mới dọc theo biên giới. Sự tích tụ lớn này báo hiệu rằng Bắc Kinh có khả năng gây ra chiến tranh; hoặc họ có ý định gia tăng sức ép liên tục đối với Ấn Độ trong dài hạn”, Giáo sư Brahma quan ngại.

Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để lén lút xâm nhập Ấn Độ

Giáo sư Brahma nói: “Trong khi Ấn Độ đang chống chọi với làn sóng Covid thứ hai tàn khốc nên bị phân tâm; Trung Quốc đã lợi dụng để lén lút xâm nhập vào các khu vực biên giới quan trọng ở khu vực Ladakh của Ấn Độ”.

“Ấn Độ đang phải đối mặt với dịch Covid-19 bùng phát; họ lo ngại Trung Quốc sẽ tạo ra những bất ngờ quân sự hơn nữa. Gần đây Tổng tư lệnh quân đội Ấn Độ đến thăm tiền tuyến ở Ladakh để xem xét công tác chuẩn bị cho việc hành quân”, ông nói thêm.

Bắc Kinh chiếm đất mà còn buộc New Delhi hợp pháp hóa việc chiếm đóng

“Hành động gây hấn của Trung Quốc cho thấy rõ những điều không mấy tốt đẹp về Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông không lường trước được hành động gây hấn sắp xảy ra. Vì phần lớn ông tập trung vào việc kết bạn với Trung Quốc”, giáo sư nói.

Ông Brahma nói tiếp: “Modi gặp ông Tập 18 lần trong 5 năm trước đó. Ông Modi đã làm ngơ trước các dấu hiệu cảnh báo khác nhau; bao gồm các cuộc tập trận của Trung Quốc và các cơ sở quân sự mới dọc biên giới Himalaya”.

Chuyên gia Brahma cho biết: “Kể từ khi Trung Quốc chiếm được đất đai, Modi đã im lặng. Ông ấy không nhắc tên Trung Quốc trong bất kỳ nhận xét công khai nào của mình; và cũng không thừa nhận việc mất lãnh thổ. Tệ hơn nữa, không có chỉ huy quân đội nào phải chịu trách nhiệm về những sai sót an ninh dẫn đến việc Ấn Độ bị chiếm bất ngờ. Bộ trưởng quốc phòng cũng không nhận trách nhiệm và từ chức”.

“Trung Quốc không chỉ chiếm đất mà còn buộc Ấn Độ phải hợp pháp hóa việc chiếm đóng của họ”, Giáo sư Brahma cho biết.

Ông Brahma cho hay, chính phủ muốn giữ thể diện, bao gồm cả cách nói ngụy biện như “khôi phục hoàn toàn hòa bình và yên tĩnh ở các khu vực biên giới”và yêu cầu Trung Quốc rút khỏi. Điều đó đã trở thành tội ác cho bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc. Những khu vực bị PLA chiếm đóng, thì các phương tiện truyền thông chính thức Ấn Độ gọi đó là “khu vực tranh chấp”. Brahma

Ấn Độ cần nguồn lực lớn hơn để phòng thủ biên giới

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Ngoại giao S. Jaishankar, Ấn Độ đã triển khai quân sự trên dãy Himalaya và nói rõ rằng quan hệ song phương không thể trở lại bình thường chừng nào còn có “xích mích, ép buộc, đe dọa và đổ máu ở biên giới”.

Trong tháng này, Ấn Độ đã loại trừ các nhà sản xuất Trung Quốc khỏi các thử nghiệm mạng không dây thế hệ thứ năm hoặc 5G.

Trước đó New Delhi đã hỗ trợ Bắc Kinh 15 tấn vật tư y tế tới Vũ Hán. Tuy nhiên, đối diện với đợt dịch Covid-19 bùng phát lần nay Ấn Độ đã từ chối nhận lại bất kỳ sự hỗ trợ chính thức nào của Trung Quốc.

“Các hành động của Trung Quốc như triển khai pháo binh, tên lửa và máy bay ném bom. Chúng đe dọa và biến nơi tuần tra biên giới thành điểm nóng lâu năm. Cao nguyên Tây Tạng đã trở thành một căn cứ quân sự rộng lớn của Trung Quốc. Họ được hưởng lợi thế về địa hình tương đối bằng phẳng so với Ấn Độ”, chuyên gia chiến lược nhận định.

Ông Brahma nhận định, Ấn Độ có thể phải cần nguồn lực lớn hơn nữa để phòng thủ biên giới, tăng cường các lực lượng tác chiến trên núi.

Bắc Kinh trở thành kẻ thù vĩnh viễn của New Delhi

Kìm hãm Ấn Độ dọc theo biên giới dài trên dãy Himalaya có thể giúp Trung Quốc đảm bảo một chỗ đứng lớn hơn ở Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc có thể phản tác dụng. Năm 1967, Ấn Độ đã khiến Trung Quốc một “mũi máu” trong các cuộc đụng độ quân sự dọc biên giới Tây Tạng-Sikkim.

“Hành động xâm lược lãnh thổ Ladakh của Bắc Kinh có thể đã thành công. Nhưng về mặt chính trị, họ đã tự gây tổn hại. Điều đó khiến New Delhi tăng cường quân sự lớn hơn và xích lại gần Washington. Quan hệ giữa Bắc Kinh và New Delhi đang ở mức thấp”, chuyên gia Brahma nhận định.

Cuối cùng ông nói: “Đây dường như là sự tái hiện lại năm 1962, theo lời của Thủ tướng Chu Ân Lai lúc bấy giờ là ‘dạy cho Ấn Độ một bài học’. Trung Quốc thắng trong chiến tranh nhưng mất hòa bình. Sự khác biệt bây giờ là Trung Quốc đang trở thành kẻ thù vĩnh viễn của nước láng giềng lớn nhất”.