Giật mình trước tiếng còi xecủa tài xế ô tô, cụ bà đã cầm túi xách đập thẳng vào đầu xe; khiến túi khí bất ngờ bung ra ngay trước mặt tài xế.

Video ghi nhận sự việc

Nguồn video: VnExpress.

Góc bình luận: “Cụ bà phản ứng cứng quá”

Sau khi video được đăng tải, nhiều cư dân mạng đã không khỏi bật cười trước tình huống hài hước này.

  • Còi xe sinh ra là để bấm đúng lúc, đúng chỗ nhé bác tài.
  • Mì không biết trước đây công việc của ta là lắp cảm biến túi khí hay sao.
  • Một minh hoạ hay cho phản ứng dây chuyền giật mình.
  • Thần thái của cụ quá đỉnh!
  • Dám làm tui giật mình vậy thì để mị đập cho mà xem.
  • Túi khí nhạy thiệt cơ chứ!

Còi xe và văn hóa bấm còi của người tham gia giao thông

Theo quy định, còi xe là thiết bị bắt buộc phải lắp trên các phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông; nhằm mục đích nhắc nhở, cảnh báo khi cần thiết. Tùy từng loại xe mà còi được thiết kế với âm lượng khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều người dường như chưa hiểu rõ mục đích của thiết bị này nên đã tự cải tiến, sử dụng còi tùy tiện; khiến những người xung quanh khó chịu, ức chế. Thực sự, “văn hóa bấm còi” là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Thói quen “còi to cho vượt”

Khi tham gia giao thông, không khó để chúng ta bắt gặp trường hợp khi đèn đỏ còn vài giây; người điều khiển ô tô, xe máy phía sau đã thúc giục người phía trước bằng cách bấm còi inh ỏi. Thậm chí, có người còn dùng “còi tự chế”, phát ra những âm thanh kỳ quái; khiến người khác “hết hồn”, phải “dạt” sang một bên. Đôi khi ở những đoạn đường vắng, nhiều người lạm dụng việc bóp còi; để cảnh báo người đi bộ sang đường hoặc vượt phương tiện khác.

Video: Cụ bà đập bung túi khí ôtô vì tiếng còi xe khiến bà giật mình
Còi xe là một tín hiệu nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng âm lượng là hành vi cần hướng tới (ảnh: intternet).

Việc bấm còi vô tội vạ không chỉ khiến nhiều người khó chịu mà còn khiến người đi đường giật mình; ảnh hưởng đến việc lái xe. Trong số này, có nhiều xe buýt, xe khách, xe tải có thói quen lạm dụng còi. Thực tế, âm thanh chói tai này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của người đi đường; nếu mức âm thanh vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Thậm chí, đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm do “văn hóa bấm còi” này gây ra.

Hãy tiết kiệm tiếng còi xe của bạn

Những tiếng còi inh ỏi, chát chúa luôn gây nguy hiểm cho nhiều người đi đường. Trên thực tế, hành vi sử dụng còi trái phép, hoặc thiếu ý thức tự giác thực hiện hành vi sử dụng còi đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nhưng việc xử phạt người điều khiển phương tiện vi phạm bấm còi ô tô không dễ. Bên cạnh việc tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt của lực lượng chức năng; thì ý thức của người đi đường mới là yếu tố quyết định..

Còi xe là một tín hiệu nên sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng âm lượng là hành vi cần hướng tới. Mọi người nên coi việc sử dụng hợp lý còi xe là văn hóa và trách nhiệm của mỗi người.