Ghẹ càng xanh Đại Tây Dương sinh sôi khắp các đầm phá ở vùng Occitania, khiến nhiều sinh vật bản địa giảm mạnh, đặc biệt là cá chình.

Chúng sinh sống ở vùng biển cạn thềm lục địa với độ sâu khoảng 10-15m. Ghẹ càng xanh có thịt ngọt và chắc cùng hàm lượng dinh dưỡng lớn. Theo như thống kê trong 100g ghẹ càng xanh sẽ bao gồm có: 93 Kcal, 19.9g protein, 2.2g glucid; 134mg canxi, 1.9g tro, 75.5g nước, 180mg photpho, 0.07mg vitamin B2, 0.04mg vitamin B1… Các nguyên tố này tập trung nhiều ở phần thịt đùi ghẹ rồi mới đến thân lớn.

Nguồn: Vnexpress.

Điểm khác nhau giữa cua và ghẹ

Màu sắc

Theo Bách hóa Xanh, để phân biệt cua và ghẹ khi còn sống, đầu tiên dựa vào màu sắc của chúng. Nếu như cua có màu xám rêu (đối với cua biển, sống ở vùng nước sâu), hay màu vàng đồng (đối với cua sống ở vùng nước trũng, nhiều phèn); thì ghẹ lại có màu rêu pha lẫn đốm hoa trắng rất bắt mắt.

Ghẹ càng xanh
Ảnh chụp màn hình: haisanbaba.

Đối với cua và ghẹ khi đã qua chế biến; thì cua khi đã được làm chín sẽ có màu cam rất đẹp mắt, vỏ trơn láng không sần sùi. Còn ghẹ khi đã chế biến, phần vỏ ghẹ sẽ chuyển thành màu cam nhạt có đốm trắng, vỏ sần sùi hơn cua.

Thịt cua và ghẹ khác nhau như thế nào.

Nếu nhìn vào phần thịt ghẹ và cua sau khi được bóc khỏi vỏ thì sẽ khó phân biệt. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ sẽ thấy phần thịt cua khi bốc ra thì sớ thịt cua khá to hơn, màu sắc đậm hơn. Khi ăn vào sẽ dễ phân biệt được; thịt cua sẽ có vị ngọt thanh, mùi nhẹ và thịt khá ngon hơn. Còn thịt ghẹ, sẽ có vị ngọt ít hơn, mùi nồng rất đặc trưng.