Vụ 42 người Việt Nam liều mình bơi qua sông để thoát khỏi sòng bạc địa ngục ở Campuchia đã khiến dư luận chấn động. Trên thực tế, vấn nạn lừa đảo và bóc lột sức lao động tại Campuchia đã tồn tại từ lâu; và nó có liên quan đến các hoạt động của chính quyền Trung Quốc.

Hiện chưa rõ chính xác có bao nhiêu người Việt Nam bị mắc kẹt trong những cơ sở bóc lột lao động tại Campuchia. Nhưng một số nguồn tin ước tính có hàng nghìn người Việt Nam đang làm việc trong điều kiện như vậy ở quốc gia này.

Không chỉ có người Việt Nam, nhiều công dân Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc đại lục… cũng bị lừa bán vào các công ty bóc lột sức lao động tại Campuchia.

Theo Taiwan News, tính đến ngày 22/8, đã có 72 người Đài Loan được giải cứu khỏi Campuchia, 75 nghi phạm có liên quan đã bị bắt.

Cùng khoảng thời gian đó, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ nghi phạm thứ sáu liên quan đến các vụ lừa đảo việc làm, theo SCMP. Ít nhất 37 người từ thành phố này bị dụ dỗ đi du lịch đến Đông Nam Á, sau đó bị giam giữ và cưỡng chế làm việc bất hợp pháp tại Campuchia.

Nạn lừa đảo, buôn người tại Campuchia có gốc rễ từ Vành đai Con đường của Trung Quốc

Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông, Wu Zhaoxie, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đài Loan, nói rằng các vụ lừa đảo ở Campuchia là di sản của “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” của mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) quảng bá trong nhiều năm qua.

Theo Secret China, ông Wu đưa ra bình luận này sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng giúp đỡ giải quyết vấn nạn lừa đảo ở Campuchia mà nhiều người Hoa đã trở thành nạn nhân.

Bộ trưởng Wu cho biết nạn lừa đảo là di sản của ĐCSTQ, vì vậy các tuyên bố có liên quan của chính quyền Bắc Kinh là không đáng tin cậy.

Trước đó, các báo cáo cho biết những công ty lừa đảo Trung Quốc mọc như nấm ở Campuchia kể từ khi quốc gia Đông Nam Á gia nhập Vành đai Con đường. Đặc biệt, thành phố Sihanoukville của Campuchia trở thành “sân chơi cho các tổ chức tội phạm Trung Quốc”, theo tờ Le Monde của Pháp.

Theo “Báo cáo buôn bán người” (báo cáo TIP) hàng năm do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố, các nhóm tội phạm gốc Hoa ở Campuchia dụ người lao động nước ngoài vào nước này để thực hiện các hoạt động lừa đảo qua mạng.

việc nhẹ
Tin lời dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”, nhiều người Việt bất chấp vi phạm pháp luật, vượt biên sang Campuchia (ảnh công an cung cấp được báo Dân Trí đăng tải).

Ông Li Qiang, người sáng lập tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc (China Labour Watch), cho biết tình trạng phong tỏa khiến nhiều người Trung Quốc không thể ra nước ngoài; vì vậy những tên tội phạm đặc biệt nhắm vào người Đài Loan.

Li Qiang: “Phương thức lừa đảo của họ là ‘người lừa người'”. Tức là, người này lừa người kia, người kia lại bị buộc phải đi lừa người khác, lấy tiền của người khác hoặc lừa người khác vào làm việc trong hệ thống.

Nạn lừa đảo, buôn người trầm trọng tại Campuchia cũng góp phần làm vấn đề này trở nên phức tạp tại Việt Nam. Theo Nikkei Asia, Campuchia kìm hãm hoạt động chống buôn người ở Việt Nam. Nghĩa là, có muốn chống buôn người cũng rất khó, khi thiếu vắng có sự phối hợp từ các đối tác Campuchia. Trong báo cáo mới nhất về Nạn buôn người, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã hạ cấp Việt Nam và Campuchia xuống hạng cuối.

Từ Khóa: