Lãng phí thực phẩm là một vấn đề lớn trong xã hội. Theo thống kê 1/3 số thực phẩm từ nông trại đến bàn ăn bị thất thoát lãng phí. Mọi người vứt bỏ thực phẩm chủ yếu vì không bảo quản đúng cách.
Hầu hết các loại thực phẩm có thể được bảo quản và giữ tươi lâu hơn, nếu chúng ta có thể làm theo một số thủ thuật và mẹo đơn giản.
Treo chuối để làm chậm quá trình chín
Chuối thường dễ bị nẫu. Có một mẹo để tránh điều này là lấy một chiếc móc treo nải chuối lên và để cách xa hoa quả khác. Làm như vậy giúp chúng tươi lâu hơn mà không bị bầm tím quá nhanh.
Đổ nước chanh lên chuối đã cắt sẽ giúp chúng không chuyển sang màu nâu trong vài giờ
Chuẩn bị trước đồ ăn nhẹ có thể tiện lợi, nhưng cũng ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Chuối cắt lát sẽ chuyển sang màu nâu chỉ vài phút sau khi cắt, vì vậy nên rưới một ít nước cốt chanh để chuối giữ được màu tự nhiên.
Vì độ chua của chanh có thể rất mạnh, nên pha loãng nó với một ít nước và nhỏ lên chuối.
Giữ cho bánh quy luôn tươi và không bị cứng, bằng cách bảo quản chúng cùng với một lát bánh mì
Sau khi nướng bánh quy chúng ta thường là cất vào hộp đựng. Cho dù hộp đựng có kín khí đến đâu, bánh quy sẽ ngày càng cứng hơn theo thời gian.
Một mẹo thông minh là thêm một lát bánh mì vào cùng hộp bánh quy, để nó hút ẩm từ đó. Theo cách này, chúng sẽ duy trì kết cấu mềm lâu hơn và vẫn có cảm giác như mới ra lò.
Rắc một ít giấm lên phô mai để tránh bị mốc
Hầu hết mọi người đều bảo quản pho mát bên trong hộp đựng hoặc bọc trong màng bọc nhựa. Màng bọc nhựa thu hút quá nhiều hơi ẩm, nên dễ gây ra nấm mốc.
Hiệu quả hơn nếu nhỏ một vài giọt giấm vào pho mát để ngăn nấm mốc phát triển. Không dùng quá nhiều giấm vì có thể làm hỏng vị của pho mát.
Tuy nhiên, ngay cả khi sử dụng giấm hãy nhớ bọc pho mát trong giấy sáp và bảo quản ở tủ lạnh.
Bảo quản bí mùa đông với một ít dầu ăn
Đầu tiên rửa sạch quả bí và lau khô bằng một chiếc khăn. Bất kỳ độ ẩm nào đọng lại trên quả bí đều có thể sinh ra nấm mốc.
Sau khi làm xong, cho một ít dầu vào một miếng vải và xoa nhẹ lên vỏ quả bí. Đây là một bí quyết giúp quả bí căng bóng, nhưng không quá nhờn và tránh hỏng do nấm mốc.
Tận dụng các loại thảo mộc để làm bơ thảo mộc
Nếu có quá nhiều thảo mộc trong tủ lạnh sắp hỏng, chúng ta có thể dễ dàng trộn chúng với một ít bơ và tạo ra bơ thảo mộc theo một cách riêng. Để đặc biệt hơn, có thể đánh bông một ít kem tươi và tự làm bơ.
Dùng màng thực phẩm bọc sốt kem bơ để được tươi lâu
Quả bơ là một trong những loại trái cây tiêu thụ cao trên toàn thế giới, sốt kem từ quả bơ hấp dẫn và ưa dùng. Một trong điều bà nội trợ bối rối là để sốt kem trong tủ lạnh có thể khiến nó chuyển sang màu nâu sau vài giờ.
Giải pháp tốt nhất là dùng màng bọc thực phẩm bọc kín hộp kem bơ và đẩy hết cỡ xuống để có rất ít không khí lọt vào hỗn hợp bơ. Phương pháp này sẽ giữ cho kem bơ tươi trong tối đa 3 ngày.
Cho măng tây vào một cốc nước
Giống như hầu hết các loại rau tươi, măng tây không nên bảo quản trong tủ lạnh; vì thân của chúng có thể rất khô.
Các giải pháp là bó chúng lại với nhau và cho vào một cốc nước. Theo cách này măng tây có thể tươi trong một vài ngày.
Chúng không chỉ tươi ngon mà còn bắt đầu phát triển, mang đến cho chúng ta nhiều sản phẩm hơn để nấu và thưởng thức.
Chà xát phần cuối của pho mát với một ít bơ để nó không bị khô
Phô mai thường khô khá nhanh trong tủ lạnh nếu không được bảo quản đúng cách; chúng ta có thể nhìn thấy rõ các vết nứt lớn ở phần bị khô.
Bằng cách thêm một ít bơ ở các cạnh của miếng pho mát, tức là đã cung cấp cho nó độ ẩm cần thiết để giữ ẩm và không bị khô. Ngay cả khi nó bị khô, chúng ta vẫn có thể khắc phục bằng cách thoa bơ lên khắp các vết nứt.
Bảo quản gừng trong ngăn đá
Gừng là một trong những gia vị mà chúng ta cần sử dụng hàng ngày. Nếu làm đông lạnh gừng, sẽ cho phép giữ nó tươi từ 2 đến 9 tháng mà vẫn duy trì chất lượng ở mức đạt yêu cầu.
Chúng ta cũng có thể nạo sẵn để có thể lấy từng thìa một, giúp tiết kiệm thời gian; đặc biệt là vào những ngày bận rộn khi cần chuẩn bị nhanh đồ ăn.
Tin tức xem thêm: