Nhiều chị em phàn nàn: chế biến mỡ lợn tại nhà thường không trắng, thỉnh thoảng lại có mùi hôi. Theo kinh nghiệm của các đầu bếp chuyên nghiệp; muốn có mỡ lợn trắng thơm cần nước, gừng, muối; và cách chế biến phù hợp.

Mỡ lợn là nguyên liệu truyền thống trong căn bếp gia đình. Nhiều món ăn trở nên thơm ngon, đẹp mắt hơn nhờ mỡ lợn. Đặc biệt, muốn chiên thức ăn không bị dính chảo, bí quyết đơn giản là dùng thứ nguyên liệu dân dã này.

Vì sao nên dùng mỡ lợn thường xuyên?

Mỡ lợn còn tốt cho sức khỏe bởi thành phần bao gồm nhiều khoáng chất. Theo BBCDaily Mail, nó giàu vitamin B và vitamin D, thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Trong mỡ lợn có một lượng nhỏ của một loại protein đặc biệt, sản phẩm phân hủy của glyceride, tạo ra mùi thơm hấp dẫn mà dầu thực vật không có. Mỡ lợn còn tham gia cấu tạo màng tế bào thần kinh, trong khi dầu thực vật được chiết xuất từ các loại hạt và quả cũng không có chức năng này.

Theo ý kiến chuyên gia, nếu không ăn mỡ lợn trong thời gian dài; cơ thể sẽ khó hấp thụ vitamin A; tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương; gây rối loạn nội tiết tố; suy nhược cơ thể, nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Chế biến mỡ lợn với nước, gừng, muối

Cách chế biến khá đơn giản; vì thông thường chỉ cần mua phần thịt mỡ về rồi chiên trên chảo nóng cho đến khi mỡ teo thành tóp mỡ và có màu vàng ruộm. Tuy nhiên, làm thế nào để mỡ lợn bảo quản được lâu mà vẫn giữ được mùi thơm; lại có màu trắng đẹp mắt? Theo tiết lộ của các đầu bếp chuyên nghiệp: hãy chiên thịt mỡ cùng 3 nguyên liệu: nước, gừng, muối.

Đầu tiên, rửa kỹ thịt mỡ, thái thành từng miếng mỏng. Sau đó, rửa sạch chảo, thêm một chút nước và vài lát gừng; rồi cho mỡ vào đun từ từ trên lửa nhỏ. Nước giúp mỡ trắng hơn, đỡ bị cháy khét và nó cũng sẽ bay hơi hết trong quá trình đun mỡ. Đồng thời, gừng giúp khử mùi hôi của mỡ.

Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hidro, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng), nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích bề mặt của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.
Bí quyết 1: Đun chảo mỡ cùng nước, nước sẽ giúp mỡ không bị mùi khét cháy (ảnh: pixabay).
Gừng là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột.
Bí quyết 2: Gừng giúp khử mùi hôi của mỡ (ảnh: pixabay).

Khi thịt mỡ đã thành tóp thì chuẩn bị dụng cụ đựng nước mỡ. Trút phần mỡ nước ra rồi thêm vào chút muối, dùng đũa khuấy đều. Muối có tác dụng chống mốc, kéo dài thời gian bảo quản của mỡ lợn.

Muối ăn: một loại gia vị phổ biến trong chế biến thức ăn, chủ yếu là hợp chất vô cơ có công thức hóa học là NaCl, một phần KCl và các khoáng chất khác. Muối ăn có thể được khai thác từ biển, hoặc đôi khi từ mỏ muối. Việt Nam có rất nhiều ruộng muối nằm dọc theo các tỉnh ven biển.
Bí quyết 3: cho muối vào bát đựng nước mỡ rồi khuấy đều, nhờ vậy bảo quản mỡ được lâu hơn (ảnh: pixabay).

Phần mỡ nước sau khi đã nguội các bạn đổ vào lọ thủy tinh đã tiệt trùng và cho vào ngăn mát tủ lạnh để mỡ được trắng và thơm; thời gian bảo quản cũng được lâu hơn.

Có thể bạn quan tâm: