Sợ hãi là yếu tố gây suy nhược lớn nhất trong cuộc sống của chúng ta. Nỗi sợ hãi đã ngăn bước ta khám phá hết tiềm năng của mình; cản trở sự mạo hiểm vào những lĩnh vực xa lạ; ngại ngùng gặp gỡ những người mới; không dám đứng lên bày tỏ quan điểm của mình.

Trong chúng ta, nhiều người có cuộc sống đầy đủ, nhưng họ luôn cảm thấy bất an. Sự sợ hãi là nguyên nhân duy nhất gây ra hầu hết các lo lắng của họ. Thực tế, sợ hãi có thể là sự kết hợp của nhiều nỗi sợ khác nhau.

Hãy cùng xem xét một số nỗi sợ hãi có ảnh hưởng đến con người và làm thế nào để vượt qua chúng?

Nỗi sợ thất bại

Nỗi sợ thất bại có thể ập đến trong giai đoạn cuối của thử thách.
Nỗi sợ thất bại có thể ập đến trong giai đoạn cuối của thử thách.

Giống như những nỗi sợ hãi khác, nó thường xuất phát từ chấn thương thời thơ ấu, nỗi sợ thất bại ập đến trong giai đoạn cuối của thử thách. Có thể là trong thể thao, công việc hoặc gia đình. Rào cản cuối cùng đó là áp lực quá lớn mà ứng viên có thể chịu đựng được, rồi họ đã oằn mình và ngã xuống.

Điều thú vị về nỗi sợ hãi là hầu hết những gì chúng ta sợ hãi, đều hình thành bên trong tâm trí của chúng ta. Chúng ta thường nghĩ phản ứng của cảm xúc, là do những tác động đến từ bên ngoài. Nhưng không, “sợ hãi” là ở bên trong; vì vậy chúng ta có quyền lựa chọn không tạo ra nó.

Xác định nỗi sợ giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát hơn. Trong một bài Ted Talk-Tim Ferriss, tác giả cuốn sách bán chạy nhất; dạy chúng ta viết ra một danh sách nỗi sợ hãi. Điều này giúp xác định nỗi sợ hãi và chúng ta quản lý nó hiệu quả hơn.

Hãy biến điều này thành một bài tập. Lấy một tờ giấy và chia nó thành 3 cột: Cột ghi nỗi sợ hãi của chúng ta; Cột tiếp ghi điều gì xảy ra trong trường hợp xấu nhất; và cột 3 ghi chúng ta có thể làm gì với nó. Danh sách này sẽ cho thấy, những gì chúng ta sợ trong thực tế và những gì chúng ta đã bỏ lỡ mất cơ hội nếu chấp nhận nỗi sợ hãi.

Những điều chưa biết

Nhiều người sợ hãi bóng tối.
Nhiều người sợ hãi bóng tối.

Nhiều người rất sợ bóng tối. Họ không biết những gì ẩn nấp trong bóng tối. Họ không muốn nghĩ về nó. Họ không biết mình sẽ phải làm gì, nếu nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của họ xuất hiện. Liệu họ có bị tê liệt hay sẽ có đủ sức mạnh để đối đầu với nó?

Ví dụ: Những người thợ đi săn, khi họ đến vùng hoang dã chưa ai biết đến và không an toàn để đi lang thang. Thì sự gần gũi với các bộ tộc đã biết sẽ đảm bảo an toàn cho họ.

Chúng ta thường có xu hướng sống với thói quen, quan niệm về cách mọi thứ phải như thế nào. Ví như ngôi nhà, gia đình, cơ quan đã sẵn và cách mọi thứ sẽ hoạt động theo mong muốn. Nếu không thế thì chúng ta không thể chịu đựng được, một sự thay đổi nhỏ trong thói quen bình thường sẽ khiến chúng ta trở nên điên cuồng.

Sự phấn khích và cảm giác phiêu lưu là những gì chúng ta cần trau dồi trong thời gian này. Cuộc sống không thể đoán trước. Bất kể chúng ta có kế hoạch như thế nào, nó không phải diễn ra theo cách đó. Cho dù chúng ta tin hay hình dung ra sao, một số điều không bao giờ xảy ra. Đó là thực tế phũ phàng của cuộc sống.

Thay đổi quan điểm của chúng ta, ngừng bám chặt vào những thứ quen thuộc. Để thoát khỏi nỗi sợ hãi về điều chưa biết, hãy bước vào bóng tối và đối mặt với nỗi sợ hãi của mình. Làm điều gì đó mà chúng ta luôn sợ phải làm. Chúng ta sẽ sớm nhận ra nó đơn giản hơn và không đáng sợ như chúng ta tưởng tượng.

Sợ thời gian

Chứng sợ thời gian là nỗi sợ hãi về sự trôi qua của thời gian.
Chứng sợ thời gian là nỗi sợ hãi về sự trôi qua của thời gian.

Cuộc sống ngày nay trôi đi quá nhanh. Mọi người đều cảm thấy điều đó, dù thế nào đi nữa, chúng ta không thể thay đổi điều đó. Học cách chấp nhận những điều mà chúng ta không thể thay đổi.
Nó gắn liền với nỗi sợ hãi về việc liệu chúng ta có thể đạt được mục tiêu của mình hay không; và liệu chúng ta có đang sống cuộc sống như hằng mong muốn hay không. Liệu có còn đủ thời gian để thay đổi.

Các triệu chứng của chứng sợ thời gian bao gồm nhịp tim tăng lên, khó thở, lo lắng, nôn mửa, cảm thấy ngất xỉu. Các cơn hoảng sợ trong trường hợp nghiêm trọng là khó nhớ những thứ liên quan đến thời gian.

Để vượt qua nỗi sợ hãi này, trước tiên chúng ta phải tập trung vào những gì có thể kiểm soát. Bắt đầu thực hành thiền định, điều này sẽ giúp xoa dịu thần kinh và nâng cao tinh thần.

Khi bắt đầu tiếp cận thực tế, chúng ta nên cân nhắc việc thử thách bản thân và tăng giới hạn chịu đựng. Từ từ nhưng chắc chắn, chúng ta sẽ đạt được sự bình tĩnh và thanh thản. Có thể xử lý các tình huống hàng ngày một cách dễ dàng.

Xác định nguyên nhân gốc rễ của nỗi sợ hãi là bước đầu tiên để vượt qua chúng. Đối mặt với nỗi sợ hãi để phát huy điểm mạnh của bản thân, nâng cao sự hiểu biết và đừng ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia.

Tin tức xem thêm: