Có 6 kiểu gia đình khiến trẻ em bất hạnh. Tất cả đều liên quan đến những quan niệm thiên lệch và thói quen xấu của cha mẹ.

Giáo dục gia đình và bầu không khí gia đình có ảnh hưởng quyết định đến tính cách đứa trẻ trong suốt cuộc đời chúng. Tổ ấm rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. 

6 kiểu gia đình được đề cập dưới đây chính là căn nguyên dẫn đến những tổn hại sâu sắc nhất cho trẻ em và khiến chúng trở nên bất hạnh!

Gia đình có “mẹ hổ”

“Mẹ hổ” ám chỉ những người phụ nữ quá mạnh mẽ, thường có 4 biểu hiện: tự cho mình là đúng, kiêu ngạo, nghiêm khắc và soi mói. Họ yêu cầu con cái phải vâng lời. Người mẹ quá mạnh mẽ muốn kiểm soát cuộc sống của những đứa trẻ.

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ: “Các nhà nghiên cứu nói rằng “hổ mẹ” – một thuật ngữ được sử dụng bởi giáo sư trường Luật Yale, Amy Chua để mô tả phong cách nuôi dạy con cái của chính bà trong cuốn hồi ký năm 2011 ‘Battle Hymn of the Tiger Mother’ – có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ em và thành công trong học tập.”

Nếu tính cách của người mẹ trong gia đình quá mạnh mẽ thì trẻ sẽ mất tự tin, không có chính kiến ​​và ỷ lại vào mẹ trong mọi việc. Hơn nữa, kỷ luật nghiêm khắc quá mức có thể dễ dàng xóa bỏ nhân cách của trẻ.

Cổ nhân có câu :”Một người vợ tốt, thịnh vượng ba đời”. Là phụ nữ, chúng ta có thể trang bị cho mình vẻ ngoài nghiêm túc trong xã hội; nhưng khi về đến nhà, tất cả những gì phụ nữ cần làm là tháo bỏ lớp che chắn và nói chuyện với chồng con, thay vì ra lệnh cho họ phải làm gì.

Gia đình “vắng bố”, trẻ em bất hạnh

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ lớn lên trong sự dạy dỗ của người cha có xu hướng thông minh hơn, tự tin hơn, thể hiện tốt hơn và có nhiều khả năng thành công hơn.

Nhiều người đàn ông hiện đại cho rằng việc nuôi dạy con là của phụ nữ; còn đàn ông chỉ cần có trách nhiệm kiếm tiền nuôi gia đình. Thực tế, suy nghĩ như vậy là thiên lệch.

Trong quá trình con cái trưởng thành, không thể thiếu vai trò của cả cha và mẹ. Người mẹ dạy con chủ yếu là tình yêu và cảm xúc, còn người cha thì mang lại cho con cảm giác an toàn, hình thành nhân cách, giúp chúng nhận biết giới tính và cách xử lý các mối quan hệ.

Còn gì bằng một người cha tốt sẽ làm tất cả những gì có thể và cung cấp mọi công cụ mà ông có, để những đứa con trở nên tốt hơn chính ông.
Còn gì bằng một người cha sẽ làm tất cả những gì có thể và cung cấp mọi công cụ mà ông có, để những đứa con trở nên tốt hơn chính ông (ảnh: Pixabay).

Nghiên cứu được thực hiện bởi The Fatherhood Project, một chương trình làm cha phi lợi nhuận, cho thấy: “Sự vắng mặt của cha cản trở sự phát triển từ giai đoạn sơ sinh đến khi trưởng thành. Tác hại tâm lý của việc vắng cha trong thời thơ ấu vẫn tồn tại trong suốt cuộc đời.”

Trên con đường giáo dục con cái, cần có sự tham gia của người cha.

Gia đình “than nghèo kể khổ”

Nuôi con trong hoàn cảnh nghèo khó không có nghĩa là khắc nghiệt về vật chất; mà căn bản là dạy chúng trở nên mạnh mẽ và độc lập về mặt tinh thần. Những đứa trẻ thấm nhuần sự nghèo khó từ nhỏ, thì lớn lên thường quá chú trọng vào tiền bạc.

Chúng có xu hướng keo kiệt ngay cả khi trở nên khá giả. Từ chỗ nghèo khổ và căng thẳng trong một thời gian dài, lớn lên chúng thiếu cảm giác an toàn và không tin tưởng bạn bè hoặc người thân trong gia đình. Điều duy nhất chúng tin là những con số ký gửi lạnh lùng trong sổ tiết kiệm.

Một bài báo năm 2016 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới có tiêu đề “Sự giàu có có thể khiến chúng ta trở nên ích kỷ và keo kiệt” đã trích dẫn nghiên cứu cho thấy: “Lòng tham là một yếu tố quyết định mạnh mẽ đến hành vi phi đạo đức. Plato và Aristotle coi lòng tham là gốc rễ của sự vô luân cá nhân, lập luận rằng lòng tham thúc đẩy ham muốn đạt được vật chất bằng cái giá của các tiêu chuẩn đạo đức… Những cá nhân bị thúc đẩy bởi lòng tham có xu hướng từ bỏ các nguyên tắc đạo đức để theo đuổi tư lợi.

Cha mẹ cần hình thành quan điểm đúng đắn về tiền bạc cho con cái ngay từ khi còn nhỏ, đừng để “tiền bạc” ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Tình yêu thương của cha mẹ thể hiện ở chỗ đảm bảo cho con sự bình yên trong nội tâm.

Cha mẹ cãi vã triền miên, trẻ em bất hạnh

Nhiều gia đình liên tục xảy ra ẩu đả khi các thành viên tranh luận đúng sai. Kỳ thực, nhiều chuyện vụn vặt trong gia đình không thể phân biệt đúng sai. Nếu mỗi người luôn cố cãi lý lẽ thì khó có được sự hòa hợp trong gia đình.

Điều tra mới nhất cho thấy, tỷ lệ phát hiện vấn đề tâm lý của trẻ trong gia đình mà cha mẹ hay cãi nhau là 32%; gia đình ly hôn là 30%; gia đình hòa thuận là 19%. So với ly hôn, tâm lý của trẻ em khi cha mẹ cãi nhau chịu tác hại trực tiếp còn lớn hơn.

Cha mẹ cãi vã triền miên khiến trẻ căng thẳng và bất an
Cha mẹ cãi vã triền miên khiến trẻ căng thẳng và bất an (ảnh chụp màn hình Istockphoto).

Cha mẹ thường xuyên cãi nhau khiến con cái căng thẳng và thiếu cảm giác an toàn. Trẻ sẽ hình thành tính cách nhát gan, thu mình lại khi có chuyện. Điều đó có hại cho sự phát triển của chúng về mọi mặt.  

Một đánh giá nghiên cứu hàng năm được xuất bản trên Tạp chí Tâm lý trẻ em và Tâm thần học của Gordon T. Harold và Ruth Sellers cung cấp một cái nhìn sâu sắc về nghiên cứu và kết luận rằng: “Trẻ em sống trong gia đình mà mức độ xung đột giữa cha mẹ cao có nguy cơ gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng và rối loạn tâm thần trong tương lai.

Cha mẹ không thể sống thiếu điện thoại di động là nguyên nhân làm trẻ em bất hạnh

Một số chuyên gia tâm lý cho rằng, khi cha mẹ ở bên con mà dùng điện thoại di động thực chất là một kiểu “bạo hành lạnh lùng”, là sự thờ ơ về mặt tình cảm với con cái.

Chiếc điện thoại di động có thể gắn bó với bạn trong 50 năm; nhưng thời gian bên con và sự thân thiết sẽ không còn nữa. Khi con bạn cần bạn, bạn chọn ở bên điện thoại di động. Điều này sẽ khiến bạn bỏ lỡ giai đoạn trưởng thành của chúng, làm suy yếu mối quan hệ với chúng; và sẽ không có cơ hội để làm cho mối quan hệ cha mẹ – con cái trở nên thân thiết.

Cha mẹ không thể sống thiếu điện thoại di động là nguyên nhân làm trẻ em bất hạnh
Chiếc điện thoại di động có thể gắn bó với bạn trong 50 năm; nhưng thời gian bên con và sự thân thiết sẽ không còn nữa (ảnh: Dreamstime).

Ngoài ra, trẻ có khả năng bắt chước rất mạnh. Khi bố mẹ tập trung vào điện thoại, trẻ cũng sẽ học theo. Vì vậy, đừng đợi đến khi trẻ nghiện điện thoại di động, mới phát hiện ra rằng điện thoại di động là “tác hại”.

Một gia đình thường xuyên bạo hành trẻ em bằng lời nói hoặc thân thể

Trước đó, trên mạng xuất hiện một bài phỏng vấn về tội phạm vị thành niên. Những lời các em nói khi đối diện với camera khiến người xem xót xa. Họ nói rằng từ nhỏ, cha mẹ đã từng mắng nhiếc là đồ rác rưởi, não tàn. Họ cảm thấy mình không có giá trị sống.

Những đứa trẻ thường xuyên bị đánh đập và la mắng có thể hình thành hai tính cách cực đoan: một là nhát gan và kém cỏi, dễ có cảm xúc bi quan và chán đời; hai là đặc biệt nổi loạn và bạo lực.

Cách cha mẹ đối đáp với con cái khi chúng có hành vi sai trái thể hiện tình yêu thương sâu sắc và sự khôn ngoan của cha mẹ. Giáo dục tốt thực sự bắt đầu từ trái tim. Giữa cha mẹ và con cái phải là sự giao tiếp giữa những trái tim với nhau, mà không nên dùng đến vũ lực, bạo lực hay quở trách.

Sáu kiểu gia đình kể trên là căn nguyên làm tổn thương con cái nhiều nhất, khiến chúng trở thành những đứa trẻ bất hạnh.

Theo Vision Times

Xem thêm: