Hạt dẻ ít được quan tâm đến giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể. Nhưng thực tế nó chứa chất xơ rất cao, gấp 2 lần so với ngô và 7 lần so với táo. Có thể nói nó là sự lựa chọn hàng đầu để bổ sung vào chế độ ăn uống giàu chất xơ của khẩu phần ăn hàng ngày.
Bổ sung chất xơ từ hạt dẻ vào thực đơn nhà bạn
Chuyên gia dinh dưỡng phát hiện rằng, 12 hạt dẻ có thể cung cấp một phần ba lượng chất xơ cho cả ngày. Nó rất hữu ích cho sức khỏe đường tiêu hóa. Chúng ta cũng đừng nhìn vào kết cấu của hạt dẻ; thực tế chất xơ sợi có trong hạt dẻ siêu cao, gấp 4 lần so với quả bí ngô.
Ngày nay xu hướng ẩm thực thiên về đồ ăn nhanh. Điều này làm cho chế độ ăn uống của chúng ta nghèo đi chất xơ. Nếu chỉ dựa vào các loại trái cây và rau, thì cũng không dễ dàng tạo nên chất xơ toàn diện cho cơ thể. Do vậy, ngoài việc tiêu dùng thực phẩm trên, hãy đảm bảo thực phẩm có đủ chất xơ từ thân, rễ, củ, quả.
Hạt dẻ không chỉ có thể ăn trực tiếp và dùng làm món ăn vặt; mà còn thích hợp để làm bánh ngọt, bánh mì. Có thể dùng bột hạt dẻ cho vào các món súp, để tăng thêm vị thơm và tạo độ sánh cho món súp.
Nên và không nên dùng hạt dẻ cho những đối tượng nào?
Nếu gia đình có em bé không chịu ăn rau, chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên bổ sung lượng hạt dẻ thích hợp vào các thực phẩm không phải chủ yếu. Hạt dẻ ngọt, mềm và rất dễ ăn. Nó giàu chất xơ, nên có thể ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hạt dẻ chứa hàm lượng phốt pho, kali, protein cao. Những bệnh nhân mắc bệnh thận mãn tính, nên tiêu thụ mức vừa phải. Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn hạt dẻ, nhưng cần giảm một số nguồn tinh bột khác như gạo, bột mì. Do lượng chất xơ cao có trong hạt dẻ; nên những bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng…tránh ăn chúng ngay sau khi phẫu thuật.
Thực phẩm quanh chúng ta đều là thức ăn bài thuốc; nếu sử dụng đúng cách thì tốt cho sức khỏe và ngược lại. Chúc độc giả có những lựa chọn thực phẩm phù hợp cho gia đình của mình!
Theo SOH
Xem thêm: