Đệ nhất phu nhân Abe Akie – người phụ nữ có lối sống hiện đại nhưng lại mang vẻ đẹp tâm hồn tương tự phụ nữ truyền thống. Từ cuộc đời của bà, chúng ta có thể chọn lựa cho mình một cách sống, để tạo nên những giá trị tốt đẹp và nhân văn cho kiếp người.
Tóm tắt nội dung
Người phụ nữ có lối sống hiện đại
Trình độ học vấn cao và cá tính độc lập
Bà Akie Matsuzaki xuất thân trong một gia đình khá giả, có cha là chủ một công ty bánh kẹo có tiếng. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà làm người dẫn chương trình cho công ty truyền thông Densu, và là một DJ nổi tiếng trên radio. Ở đây, bà đã được mai mối với thư ký của ngài Ngoại trưởng Abe Shintaro – ông Abe Shinzo. Họ quyết định tiến đến hôn nhân sau 2 năm tìm hiểu.
Lối sống hiện đại của bà Akie được cho là khác so với những phu nhân nguyên thủ tiền nhiệm. Trừ phẩm vị Đệ nhất phu nhân, công việc của bà, ước mơ của bà là độc lập đối với chồng.
Tại thời điểm chồng chuẩn bị ra tranh cử Thủ tướng lần thứ 2, bà Akie lại lên kế hoạch mở nhà hàng tên UZU tại thủ đô Tokyo. Khi đó ông Abe đã phải thề rằng việc trở lại nhiệm sở sẽ không ảnh hưởng tới kế hoạch của vợ. Ngoài ra, trong những năm giữ vị trí Đệ nhất phu nhân, bà Akie đã quay lại trường đại học Rikkyo để lấy bằng Thạc sĩ về Mô hình xã hội.
Bà là người phối ngẫu đầu tiên của một Bộ trưởng Nhật Bản tích cực sử dụng mạng xã hội. Bà công khai chia sẻ những khoảnh khắc về cuộc sống của bà với hàng chục nghìn người theo dõi.
Không chịu ở trong cái bóng của chồng mình, thay vào đó, bà Abe xây dựng cho mình một vị trí trong cộng đồng theo phong cách giống với các Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ.
“Đảng đối lập nội bộ” của chồng
Vợ của cố Thủ tướng Abe Shinzo được công chúng biết đến với những quan điểm thẳng thắn. Đặc biệt, bà Akie có biệt danh là “đảng đối lập nội bộ của ông Abe”, khi sẵn sàng phản biện lại chính sách của chồng. Từ việc thúc đẩy sử dụng lại năng lượng hạt nhân cho tới Thỏa thuận Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương, cố Thủ tướng luôn nhận được ý kiến phản đối từ vợ.
Thậm chí vào năm 2016, bà Akie còn tới gặp những người biểu tình phản đối việc mở rộng căn cứ hải quân ở Okinawa, điều mà ông Abe ủng hộ. Có thể nói, bà Akie là thách thức chính trị lớn của ngài Abe Shinzo.
Bà Akie là cũng là người ủng hộ cho quyền lợi của cộng đồng LGBT. Trong khi chồng bà và đa số các nguyên thủ quốc gia trên thế giới không tán đồng sự tồn tại của cộng đồng này. Ở hầu hết các nước, xu hướng tình dục đồng tính được cho là đi ngược lại nền văn hoá truyền thống. Trong mắt những người coi trọng truyền thống, đây là một điểm trừ của bà Akie.
Nhưng hơn hết bà vẫn giữ được nét đẹp của người phụ nữ truyền thống
Có câu nói: “Đằng sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Bà Abe Akie nổi tiếng tài giỏi nhưng sau khi lập gia đình, bà đã lui về làm hậu phương, hỗ trợ tối đa công việc cho chồng. Mặc dù hai người không thể có với nhau những đứa con, họ cũng thường xuyên có những bất đồng về quan điểm. Nhưng, sau tất cả ông bà vẫn luôn sát cánh bên nhau.
Cặp đôi thường nắm tay nhau khi xuống máy bay trong các chuyến công du nước ngoài. Họ tươi cười bên nhau tại các sự kiện hoặc khi đi dạo; cùng cưng nựng chú chó của họ trên ghế sofa; cùng đọc báo trong xe hơi hoặc cùng tạo dáng với một bát mì Udon.
Cái tôi của mỗi người hình thành nên quan điểm của họ, cái tôi càng lớn thì càng khó dung hợp với những ý kiến trái chiều. Như vậy, chẳng phải bà Abe Akie đã hạ thấp cái tôi của bản thân xuống để dung hợp với chồng. Từ đó bà tôn trọng và ủng hộ chồng bằng cách làm một người vợ đơn thuần hạnh phúc. Khi ông Abe về nhà, nếu bà Abe luôn mang sự khác biệt ra để công kích chồng thì có lẽ chúng ta sẽ không có cơ hội được thấy những bức hình dạt dào tình cảm như vậy.
Điều quý giá nhất để có một gia đình hạnh phúc không phải là một phép tính: 1+1=2, mà là 0,5+0,5=1. Tức là mỗi người sẽ phải buông bỏ đi 1 nửa cái tôi của mình để ghép lại thành một gia đình hoàn chỉnh.
Khi đối mặt với sự mất mát to lớn, bà Abe Akie không có những phản ứng thái quá. Sâu trong đáy mắt bà Abe là nỗi đau nhưng chúng được kiềm chế lại. Cũng giống như cách bà chấp nhận một người bạn đời khác biệt, thay vì than khóc, trách móc bà cảm thấy biết ơn quãng thời gian được chung sống cùng ông. Đặt mình trên cương vị là một vị phu nhân có tầm ảnh hưởng, trong đau thương bà vẫn giữ được sự tôn nghiêm của mình.
Như hầu hết người dân Châu Á, người Nhật Bản cũng có tính cách hướng nội. Họ không dễ dàng bộc lộ tâm tư, cảm xúc, trong một số trường hợp nó cũng có chỗ tốt.
Đức hạnh của người phụ nữ Á Đông thời xưa
Dân gian tương truyền câu nói: “ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây”, bao nhiêu đó cũng đủ để chúng ta thấy được giá trị của người phụ nữ Nhật Bản.
Trong văn hoá truyền thống của người Á Đông nói chung, người phụ nữ ôn nhu, chuẩn mực luôn được đề cao. Ở Nhật Bản người ta lấy sự mềm mại, tinh tế của người phụ nữ để đánh giá cái đẹp của người phụ nữ. Người phụ nữ Nhật dù là già hay trẻ, ở họ toả ra nguồn năng lượng êm dịu, thư thái và tao nhã. Cho dù vẻ bề ngoài của họ không quá xinh đẹp, nhưng nét đẹp từ nội tâm sẽ để lại ấn tượng khó phai trong tâm trí người tiếp xúc. Dư âm khí chất đặc trưng của người được giáo dưỡng.
Dù khoác lên mình bộ quốc phục Kimono hay những trang phục hiện đại, chúng ta vẫn thấy được nét dịu dàng, e ấp, mực thước nơi bà Abe. Một nét đẹp rất Nhật Bản không thể nhầm lẫn.
Trong sách «Nữ giới» của Ban Chiêu – nữ sử học gia, nhà văn thời Đông Hán đã viết: “Đặc tính âm – dương hai bên là bất đồng, hành vi nam – nữ cũng có khác biệt. Dương tính lấy cương cường làm phẩm cách, âm tính lấy ôn nhu làm biểu trưng. Nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ.”
Người phụ nữ thấu hiểu được quy luật âm dương tương hỗ này, họ tự câu thúc bản thân, chú trọng rèn luyện sự nhu thuận thì sẽ có được cuộc sống đầy ý nghĩa.“Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận”, không riêng bà Abe, chúng ta cũng có thể chọn lựa cho mình những thói quen tốt, lựa chọn cho mình cách sống phù hợp để tạo nên những giá trị tốt đẹp và nhân văn cho kiếp người.
Có thể bạn quan tâm: