Nghiên cứu cho thấy loại quả bổ dưỡng này có rất nhiều lợi ích từ việc giúp chúng ta giảm cân đến cả chống ung thư.
Cà tím được phân loại là quả mọng hoặc trái cây nhưng thường được chế biến như rau trong các món ăn trên khắp thế giới. Trong nhiều thế kỷ, cà tím được mọi người phát huy hết công dụng vì giá trị dinh dưỡng và dược liệu của nó.
Trong “Bản thảo cương mục” vốn là cuốn bách khoa toàn thư về Trung y thời nhà Minh của Trung Quốc có nói rằng cà tím có tác dụng độc đáo trong việc điều trị sốt kèm ớn lạnh, tăng tuần hoàn máu, giảm đau, giảm sưng và giãn ruột (để ngừa táo bón).
Các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại cho biết cà tím là một siêu thực phẩm vì có ít calo và natri, đồng thời giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cứ 100g cà tím chứa:
- 25 calo
- 5.3g carbohydrate
- 2.7 gam chất xơ
- 221 mg potassium
- 16 mg calcium
- 29 mg phosphorus
- 15 mg magnesium
Cà tím cũng chứa vitamin B, vitamin C và “vitamin P” vốn là các hợp chất thực vật được gọi là flavonoid. Cà tím chứa citrin, rutin, hesperidin, flavones và flavonal.
Bác sĩ Yalan Tsai của Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh Đài Trung, Đài Loan đã liệt kê những lợi ích của việc ăn cà tím với The Epoch Times như sau:
Tóm tắt nội dung
Giàu chất chống oxy hóa và giúp ngăn ngừa chứng mất trí nhớ
Màu tím sáng của cà tím đến từ flavonoid glycoside là những chất chống oxy hóa rất hữu ích trong việc chống lại chứng mất trí nhớ. Những chất này giúp bảo vệ các tế bào não và ngăn ngừa mất trí nhớ do tuổi tác và suy giảm nhận thức.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hóa sinh Thực phẩm (Journal of Food Biochemistry) cho thấy chế độ ăn có bổ sung cà tím điều chỉnh hoạt động của các enzym trong hệ thống enzym purinergic, monoaminergic và cholinergic liên quan đến các triệu chứng giống như bệnh Alzheimer. Các tác giả kết luận rằng “cà tím có thể đóng vai trò như một biện pháp toàn diện giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường như bệnh thoái hóa thần kinh”.
Ngăn ngừa tổn thương điểm vàng ở mắt
Cà tím rất giàu lutein vốn là một sắc tố màu vàng đậm có trong thực vật và lòng đỏ trứng có đặc tính chống viêm. Chất này giúp ức chế các gốc tự do và ngăn ngừa các tổn thương điểm vàng. Lutein cũng làm giảm tác hại của ánh sáng xanh đối với mắt do ánh nắng mặt trời, ánh sáng huỳnh quang và thiết bị LED gây ra.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients cho thấy một chất chiết xuất từ cà tím là Solanum melongena L. (EPX) “bảo vệ các tế bào A2E-laden ARPE-19 chống lại sự chết tế bào do ánh sáng xanh bằng cách làm suy giảm các loại oxy phản ứng.” Theo các tác giả nghiên cứu, “Việc quản lý EPX ở chuột BALB/c đã làm giảm tổn thương đáy mắt và thoái hóa lớp võng mạc trong mô hình tổn thương võng mạc do ánh sáng xanh gây ra.”
Giúp giảm cân và ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Vì cà tím ít calo, giàu chất dinh dưỡng và chất xơ nên là một thực phẩm hỗ trợ tuyệt vời để giảm cân. Chất xơ có trong cà tím giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, tạo cảm giác no và làm giảm lượng calo tổng thể.
Một bài báo đăng trên Tạp chí Khoa học Y khoa Cơ bản của Iran cho thấy cà tím có thể kiểm soát bệnh tiểu đường nhờ đặc tính chống oxy hóa và ức chế hoạt động của alpha-amylase và alpha-glucosidase. Ngoài ra, cà tím còn có tác dụng bảo vệ cơ thể trên người mắc bệnh rối loạn mỡ máu và béo phì thông qua việc dẫn xuất hoạt động lipase lipoprotein và giảm hoạt động lipase tuyến tụy. Cà tím cũng có thể dùng để điều trị hội chứng chuyển hóa và các biến chứng của nó.
Có lợi trong việc chống viêm và ung thư
Cà tím có chứa một hợp chất gọi là solasodine rhamnosyl glycosides (SRGs). Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy SRG có thể tiêu diệt tế bào ung thư và giảm sự tái phát của một số loại ung thư. Ngoài ra, anthocyanin trong cà tím có thể ức chế sự tạo mạch máu khối u, giảm viêm và ức chế các enzym phát tán tế bào ung thư.
Một nghiên cứu được công bố trên Mutation Research cho biết, để phản ứng với hydro peroxide, các tế bào được xử lý bằng sáu chất chiết xuất từ cà tím đã ngăn chặn các lympho bào DNA của con người. Các tác giả nghiên cứu kết luận rằng cà tím có tiềm năng mang lại lợi ích sức khỏe trong việc ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ phát triển các bệnh kinh niên như ung thư.
Thận trọng về cà tím
Dù ăn cà tím có nhiều lợi ích nhưng các bác sĩ Trung y cũng cảnh báo không nên ăn quá nhiều vì cà tím có thể gây bất lợi cho một số người.
Để hiểu rõ hơn về quan điểm đối lập này, The Epoch Times đã trao đổi với bác sĩ Zhen Lixue, Giám đốc Trung tâm Trị liệu Châm cứu Heisei của Nhật Bản ở Okayama. Ông nói rằng mặc dù cà tím có lợi cho cơ thể, nhưng chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải.
Bác sĩ Zhen cho biết cốt lõi của Trung y là giữ cho cơ thể cân bằng. Chẳng hạn như cà tím là thực phẩm có tính mát, rất lý tưởng để ăn trong những tháng thời tiết ấm áp giúp giải nhiệt cơ thể, giải nhiệt mùa hè. Cà tím đặc biệt tốt cho người bị táo bón, trĩ ra máu, sốt đổ mồ hôi và người dễ bị phát ban, mụn nhọt.
Theo bác sĩ Zhen, “Trung y coi phụ nữ có tính âm và thường có thể trạng lạnh, vì vậy không nên ăn thường xuyên những thực phẩm có tính mát”.
Ông nói thêm: “Những người có lá lách và dạ dày yếu, dễ bị tiêu chảy và phân lỏng cũng nên chú ý ăn cà tím vừa phải. Bác sĩ Zhen cảnh báo rằng ăn cà tím trước khi phẫu thuật không phải là một ý hay vì làm như vậy có thể ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục.
Cuốn bách khoa toàn thư thứ hai về y học từ thời nhà Minh của Trung Quốc, cuốn “Điền Nam bản thảo” cũng ghi chép nhiều biện pháp phòng ngừa tương tự đối với cà tím như của Lý Thời Trân trong “Bản thảo cương mục”. Mặc dù cà tím vốn có lợi cho cơ thể, nhưng ăn quá nhiều lại có khả năng “gây ra các bệnh kinh niên, lở loét, ghẻ lở, đau bụng, tiêu chảy, đồng thời có thể gây hại cho tử cung của phụ nữ”.
Có thể bạn quan tâm: