Sự tồn tại của chiếc cầu thang Thánh Giuse đi ngược lại mọi quy tắc vật lý. Nhiều kiến trúc sư trên thế giới đều vô cùng kinh ngạc.
Nằm lọt thỏm trong miền Tây Nam nước Mỹ là vùng Santa Fe; được mệnh danh là thành phố của đức tin. Nó được biết đến như là thành phố lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. Đồng thời nó còn được ngợi ca là thành phố của nghệ thuật và lịch sử. Vào năm 1852, nhà nguyện Đức Mẹ Soi Sáng (Nhà thờ Loretto) đã được xây dựng theo đề xuất của Giám mục vùng Santa Fe; và được giao cho dòng Nữ tu Loretto chăm sóc. Đó cũng là cột mốc đánh dấu cho khởi đầu của huyền thoại về cầu thang Thánh Giuse tại nhà thờ Loretto.
Người thợ mộc bí ẩn nhận làm chiếc cầu thang
Khi nhà nguyện được xây xong; các thợ xây dựng phát hiện họ đối mặt một vấn đề không ngờ đến: không thể nào leo từ giáo đường ở tầng 1 lên chỗ ngồi của ca đoàn ở tầng hai. Hay nói cách khác bản thiết kế ban đầu bị lỗi; trong khi kiến trúc sư Antonio Mouly đã qua đời.
Khi các nữ tu bày tỏ ý định muốn xây cầu thang; nhóm thợ khuyên họ nên từ bỏ ý định không khả thi. Lý do nhà nguyện quá nhỏ không đủ chỗ để xây cầu thang bình thường; nhóm thợ khuyên nên phá bỏ gác tầng 2.
Các nữ tu băn khoăn và quyết định dâng lễ cầu nguyện Thánh Giuse 9 ngày; vị Thánh bổn mạng của nghề mộc; với hy vọng ngài có thể giải quyết khó khăn này. Đến ngày cuối cùng; một người đàn ông tóc trắng đã xuất hiện ở Santa Fe với một con lừa. Anh ta đến tu viện có mang theo dụng cụ làm mộc. Người đàn ông đã nói với tu viện trưởng “Tôi có thể giúp được gì không?”.
Trưởng tu viện Dean Magdalene rất vui mừng như thể nắng hạn gặp mưa rào. Bà liền đón tiếp người đàn ông; và nhờ anh giúp họ giải quyết vấn đề về chiếc cầu thang. Người đàn ông cho biết mình có thể xây cầu thang như ý nguyện của các nữ tu; với một điều kiện ông phải được trao toàn quyền thực hiện công trình trong vòng bí mật. Các nữ tu đã đồng ý.
Chiếc cầu thang xoắn ốc đi ngược với mọi nguyên tắc vật lý
Người thợ mộc nhốt mình bên trong nhà nguyện với một cây cưa; một cây thước và vài món dụng cụ đơn giản. Khi xong việc sau 3 tháng; ông nhanh chóng biến mất mà không màng đến thù lao.
Chiếc cầu thang xoắn ốc trong nhà thờ với chiều cao khoảng 6 mét; có tổng cộng 33 nấc thang xoắn đến 2 vòng. Nó đóng vai trò kết nối tầng 2 của đoàn thánh ca với tầng 1. Nó đứng sừng sững nơi đó; mà không cần bất kỳ cây đinh hoặc keo dán nào. Cũng như chẳng cần phải có trục trung tâm; hoặc đà ngang làm điểm tựa.
Người thợ mộc chỉ dùng các chốt gỗ để đảm bảo các bậc thang gắn lại với nhau. Có thể nói sự tồn tại của chiếc cầu thang đi ngược lại mọi quy tắc vật lý. Nhiều kiến trúc sư trên thế giới đều vô cùng kinh ngạc.
Chiếc cầu thang được đặt tên Thánh Giuse
Một điều đặc biệt hơn nữa, khi các nữ tu liên lạc với những nhà mua bán gỗ địa phương, hy vọng có thể tìm ra tông tích của người thợ bí ẩn; thì không ai cung cấp được thông tin nào khả dĩ.
Không có hóa đơn bán hàng nào được tìm thấy; loại gỗ được sử dụng làm cầu thang không phải là gỗ bản địa. Điểm gần nhất có thể xuất hiện loại gỗ này ở tận Alaska; tức cách đó khoảng 5.700 km. Từ đó, cầu thang này được cho là nhờ phúc lành của Thánh Giuse; và được đặt tên là cầu thang Thánh Giuse.
Trong nền văn hóa nhân loại, hội họa, âm nhạc và các loại hình văn hóa khác nhau đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng. Cũng có thể nói rằng, chúng liên quan đến thần linh và do Thần an bài, tương tự với nghệ thuật kiến trúc cũng vậy.
Nguồn ảnh: tinhhoa
Xem thêm: