Ve sầu báo hiệu mùa hè đến. Nó cũng là biểu tượng của sự bất tử và tái sinh. Ve sầu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Trung Quốc.

Ve sầu là loài côn trùng “hát suốt ngày”, nhưng không phải tất cả, chỉ có ve sầu đực mới hát. ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái “loa” làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to.

Ve sầu cái và một số ve đực cũng sẽ phát ra âm thanh bằng cách vỗ cánh; nhưng nó không giống với âm thanh mà loài ve sầu được biết đến.

Ve sầu trong văn hóa Trung Quốc

Người Trung Quốc thường lấy cảm hứng từ thiên nhiên. Ve sầu là loài côn trùng đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa và truyền thống Trung Quốc. Nó được tìm thấy nhiều trong văn học dân gian và thần thoại Trung Quốc; cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác.

Ve sầu báo hiệu mùa hè đến. Nó cũng là biểu tượng của sự bất tử và tái sinh. Bệnh tật cũng được phản ánh thông qua tiếng ve sầu trong văn hóa Trung Quốc.

Ve sầu trong văn hóa Trung Quốc là loài côn trùng có địa vị rất cao. Chúng được coi là thuần khiết vì chỉ uống sương; và cao cả vì chúng đậu trên những ngọn cây cao. Người xưa ở Trung Quốc cho rằng một quan chức cấp cao nên giống một con ve sầu – sống trên cao, ăn uống thuần túy và có đôi mắt sắc bén.

Cũng trong thời cổ đại, mũ đội đầu của các nhà cai trị và quý tộc có hình ảnh con ve sầu vàng với đôi mắt nổi bật. Đó là biểu tượng cho một người có sự tinh tế, khiêm tốn và nhận thức đầy đủ về thế giới xung quanh.

Trong văn hóa Trung Quốc, ve sầu là biểu tượng cho sự tinh tế, khiêm tốn và nhận thức đầy đủ về thế giới xung quanh.
Mũ đội đầu của những người cai trị và quý tộc kết hợp hình ảnh con ve sầu vàng với đôi mắt nổi bật. (ảnh: Viện Smithsonian).

Biểu tượng của sự bất tử và tái sinh

Ở Trung Quốc, ve sầu là biểu tượng của sự phục sinh, tái sinh và bất tử. Lý do đằng sau điều này là vì ve sầu có một vòng đời liên tục và đáng kinh ngạc. Khi côn trùng mới nở, chúng nhanh chóng rơi khỏi cành cây và đào sâu xuống đất. Chúng sống dưới lòng đất gần 17 năm và tự nuôi dưỡng mình chỉ nhờ rễ cây.

Sau 17 năm dài, chúng mới bước ra từ mặt đất và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sau đó, ve sầu leo lên ​​rất cao, ở các ngọn cây. Tại đó, lớp vỏ cứng bên ngoài của chúng được tách ra từ lưng, và một con ve sầu trưởng thành xuất hiện. 

Vòng đời của loài ve sầu là biểu tượng cho linh hồn của những người đã chết đang trên đường đến sự tồn tại vĩnh cửu trong thế giới siêu việt. Khái niệm tái sinh và bất tử có lẽ xuất phát từ điều này. Khi một người chết, một chiếc bùa hộ mệnh bằng ngọc bích có hình một con ve sầu được đặt trên lưỡi của tử thi; với hy vọng mang lại sự bất tử và tái sinh.

Chiếc bùa hộ mệnh bằng ngọc bích có hình ve sầu được gắn trên lưỡi của tử thi
Khi một người chết, một chiếc bùa hộ mệnh bằng ngọc bích, có hình một con ve sầu, được gắn trên lưỡi của tử thi (ảnh: Viện Smithsonian).

Tiếng ve trong văn học, thời trang và nghệ thuật

Ở Trung Quốc, ve sầu có trong các hình thức văn học – cả trong thơ ca và văn xuôi. Biểu tượng chủ yếu liên quan đến sự bất tử, tái sinh, và đôi khi thậm chí liên quan đến bệnh tật. Nhiều nhà thơ và tác giả khác nhau đã sử dụng loài côn trùng này theo những cách khác nhau để tượng trưng cho các khía cạnh và cảm xúc khác nhau.

Hình ảnh ve sầu có nhiều trong văn hóa Trung Quốc cổ xưa.Nhiều nhà thơ và tác giả khác nhau đã sử dụng loài côn trùng này theo những cách khác nhau để tượng trưng cho các khía cạnh và cảm xúc khác nhau.
Hình ảnh ve sầu có nhiều trong văn hóa Trung Quốc cổ xưa (ảnh: Viện Smithsonian).

Lấy ví dụ, một giai thoại từ sách Trang Tử (cuối thế kỷ thứ tư trước Công nguyên). Khi đang ở trong một lùm hạt dẻ với mục đích bắn một con chim giẻ cùi; Trang Tử đã bị đánh lạc hướng bởi một con ve sầu trong bóng râm. Một con bọ ngựa ngấu nghiến con ve sầu trước khi nó bị chim giẻ cùi tóm gọn. Sau đó, Trang Tử đã quyết định không bắn chim giẻ cùi. Câu chuyện đã được đúc kết thành một câu nói mô tả vòng tròn nối tiếp nhau của cuộc sống: “Như con bọ ngựa bắt ve sầu, con chim giẻ cùi chỉ đứng sau.”

Cùng với văn học, ve sầu cũng được tìm thấy trong lĩnh vực thời trang. Những sợi chỉ đắt tiền được sử dụng để khâu và thêu hình ve sầu trên áo choàng, váy và các trang phục khác ở Trung Quốc. Hình ảnh hay dấu ấn của ve sầu cũng được thể hiện rất rõ trên đồ trang trí; đồ dùng, đồ đất nung và nhiều loại hình nghệ thuật khác. 

Theo Nspirement

Xem thêm: