Nhà chức trách tỉnh Cà Mau khẳng định không có quy định người dân ấp không được qua ấp khác bắt cá nên đã cho người tháo dỡ những bảng cấm này.
- Video: Anh trai bám vào thành cầu phanh gấp để tránh tông em bé
- Video: Con cá mú trầm cảm sau khi ăn thịt hết bạn cùng bể
- Nhật Bản bắt nghi phạm dọa bắn hạ máy bay Vietnam Airlines
Dân Trí đăng tải, từ cuối năm 2021, tại xã Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), các ấp thực hiện quy ước chỉ người dân trong ấp mới được đánh bắt cá trên sông thuộc phạm vi ấp đó, còn người khác ấp thì không được đánh bắt.
Các ấp có gắn bảng ở đầu mỗi ấp ghi rõ nội dung quy ước này. Như ở ấp Vườn Tre, có bảng ghi: “Nghiêm cấm người dân của ấp khác vào địa bàn ấp Vườn Tre đánh bắt cá, chỉ người dân trong ấp mới được đánh bắt cá trên sông trong phạm vi của ấp. Nếu người dân nào vi phạm sẽ bị lập biên bản xử lý theo nội quy của quy ước“.
Với “quy định” trên, một số người vào ấp Vườn Tre câu cá đã bị cư dân địa phương ngăn cản, đuổi ra nên xảy ra cự cãi.
Chị Phượng, một người dân của xã chuyên sống bắt nghề bắt cá sông kể với báo Pháp Luật TP. HCM: Có lần tôi đi đánh bắt cá dưới sông bị người ta đòi lập biên bản xử lý. Bảo dân ấp nào thì về ấp đó mà đánh bắt cá dưới sông. “Thằng em trai tôi nghe chuyện bảo tôi cứ đánh bắt thoải mái, luật không cấm thì cứ làm. Cá dưới sông công cộng ai bắt được nấy ăn. Cấm sao được” – chị nói.
Theo báo Tuối Trẻ, ngày 20/2, ông Trần Tấn Công – chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau xác nhận, đã cho kiểm tra lại việc lập ra quy ước của người dân trong xã Khánh Lộc.
“Chúng tôi đã yêu cầu xã Khánh Lộc phải tháo gỡ các bảng quy ước đó xuống” ông Công nói.
Trong khi đó, chủ tịch UBND xã Khánh Lộc Nguyễn Hoàng Đen cho biết, “Người dân lập ra quy ước để giữ cá, tránh bị người lạ đến câu, xuyệt điện… Họ giữ để họ bắt ăn, không cho những người xứ lạ bắt”, ông Đen giải thích.