Dù người bạn đã đi qua cầu khỉ thành công nhưng chú chó cưng này lại chọn cách bơi qua mương nước.

Video cún cưng nhảy xuống nước vì không đi được cầu khỉ

Nguồn video: VnExpress.

Góc bình luận: “Người thông minh luôn chọn lối đi riêng”

Bình luận của cư dân mạng về hành động hài hước của cún cưng:

– Vậy cho chắc ăn, khỏi đau tim!

– Biết trước thế nào cũng rớt nên làm vậy cho đỡ nhụt đây mà.

– Ông bà mình nói “yếu dùng thế, mạnh dùng sức” là thế.

– Hãy xem anh đây, anh chỉ làm 1 lần duy nhất, chó đen nói, chó vàng nói hãy xem anh đây anh cũng làm 1 lần duy nhất.

– Thôi đoạn mương nước này cũng nông thôi, em cứ lội xuống đi cho nó lành, đi loại cầu này nhỡ trượt lại trẹo chân thì khổ.

– Thời tiết nóng bức, cứ tắm cái cho nó mát.

– Chắc con chó này đã đi cầu và đã bị té.

– Một con thì thông minh. Còn con kia thì kém hơn xíu thôi mà.

Nguồn gốc tên gọi cầu khỉ

Theo wikipedia, cầu khỉ là loại cầu được làm rất đơn giản bằng các loại vật liệu; (thường là tre, nứa, dừa, phi lao) bắc qua kênh rạch để người qua lại.

Video: Cún cưng nhảy xuống nước vì không đi được cầu khỉ
Cầu khỉ được làm rất đơn giản bằng các loại vật liệu khác nhau (ảnh: Báo Dân sinh).

Những cây cầu này, có hoặc không có tay vịn; rất khó đi và nguy hiểm cho những người không quen. Ai đã quen thì có thể khiêng / xách / mang khối lượng khoảng 20–50 kg đồ để qua cầu; (tất nhiên phải ước lượng khả năng chịu tải của cầu để tránh gãy cầu).

Mọi người thường tưởng tượng chỉ có khỉ với khả năng leo trèo được nên đặt tên là cầu khỉ. Một ý kiến ​​khác cho rằng chính hình dáng giống khỉ lom khom của người đi qua cầu đã khiến cây cầu mang tên này.

Ngoài ra, cầu khỉ còn được gọi là cầu dừa (nếu làm bằng cây dừa) hoặc cầu tre (nếu làm bằng cây tre).