Kể từ khi nhậm chức, chính quyền Biden đã nỗ lực thực hiện các bước nhằm đảo ngược các chính sách đối đầu với ĐCSTQ của cựu Tổng thống Trump.
Breitbart đưa tin, một báo cáo của Ủy ban Nghiên cứu Cộng hòa tiết lộ chính quyền Biden đã thực hiện các bước để hủy bỏ các chính sách đối đầu với Trung Quốc của cựu Tổng thống Trump.
Thay vì thể hiện vai trò lãnh đạo của Mỹ dựa trên chiến lược hòa bình thông qua sức mạnh; chính quyền Biden đã thể hiện mô hình yếu kém và quay lại cách tiếp cận thất bại của Obama. Đó là lôi kéo thay vì buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về hành vi tồi tệ của mình”.
Báo cáo nêu rõ.
Báo cáo chỉ ra những cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tìm kiếm để tiếp tục “tầm nhìn kiểu Obama”, thỏa hiệp và hợp tác, thay vì ngăn chặn và đối đầu với ĐCSTQ.
- Harris thay Biden điện đàm với nguyên thủ các nước: Ai mới là tổng thống Mỹ?
- Nạn nhập cư bất hợp pháp tăng vọt dưới thời Joe Biden
- Thảm hoạ trong những ngày đầu tại nhiệm của tân Tổng thống Joe Biden
Các hành động thể hiện chính sách của chính quyền Biden
Báo cáo đã liệt kê 8 hành động chính của chính quyền Biden cho thấy cách tiếp cận của họ với Trung Quốc:
- Ngày 21/1/2021: Ông Biden ban hành lệnh hành pháp đình chỉ sắc lệnh 13920 của ông Trump vốn để chống lại việc Trung Quốc tiếp cận hoặc sở hữu các bộ phận của lưới điện Hoa Kỳ.
- Ngày 21/1/2021: Ông Biden đưa nước Mỹ tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mà không lo ngại về việc Trung Quốc che đậy nguồn gốc của đại dịch COVID-19.
- Ngày 22/1/2021: Bộ Ngoại giao Mỹ xem xét lại quyết định lịch sử của cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo; rằng “Trung Quốc đang phạm tội diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ.”
- Ngày 26/1/2021: Ứng cử viên được đề cử cho vị trí Bộ trưởng Thương mại của chính quyền Biden, bà Gina Raimondo đã từ chối cam kết giữ Huawei trong Danh sách Thực thể của Bộ Thương mại.
- Ngày 27/1/2021: Bộ Tài chính Mỹ đã trì hoãn cho đến cuối tháng 5 việc thực thi sắc lệnh 12959 của cựu tổng thống Trump về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty quân sự Trung Quốc hoạt động tại Hoa Kỳ.
- Ngày 8/2/2021: Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo Hoa Kỳ sẽ tái gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bất chấp hội đồng được gọi là ”nhân quyền” này bao gồm các quốc gia Cộng sản như Trung Quốc và Cuba.
- Ngày 8/2/2021: Ông Biden rút lại yêu cầu các trường cao đẳng và đại học Mỹ phải công khai mối quan hệ đối tác của họ với các Viện Khổng Tử.
- Ngày 10/2/2021: Bộ Tư pháp Mỹ công bố rằng Bộ Thương mại đang xem xét liệu TikTok có phải là mối đe dọa an ninh quốc gia hay không.
Xoá bỏ chính sách đối đầu ĐCSTQ làm lợi cho ai?
Những hành động trên của chính quyền Biden phù hợp với một số cá nhân có liên hệ với ĐCSTQ; hoặc có những tuyên bố và hành động mềm yếu trong việc đối đầu với ĐCSTQ.
Những cá nhân này bao gồm nhiều thành viên cấp cao của chính quyền Biden:
- Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan
- Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc được đề cử Linda Thomas Greenfield
- Thứ trưởng Quốc phòng được đề cử Colin Kahl
- Giám đốc Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng phụ trách Ấn Độ-Thái Bình Dương Kurt Campbell
- Ngoại trưởng Tony Blinken
- Giám đốc CIA William Burns
- Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen
- Bộ trưởng Thương mại được đề cử Gina Raimondo
- Bộ trưởng An ninh Nội địa Alejandro Mayorkas
- Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin
- Đặc phái viên về khí hậu John Kerry
- Lãnh đạo Hội đồng Chính sách Quốc nội Susan Rice
- Trợ lý đặc biệt của tổng thống về nhân sự Thomas Zimmerman
- Điều phối viên về Trung Đông của Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Brett McGurk
“Cách tiếp cận Trung Quốc của chính quyền Biden đã phản ánh phần lớn các chính sách và đội ngũ thất bại của chính quyền Obama. Các chính sách đó coi Trung Quốc không phải là đối thủ cạnh tranh; mà là quốc gia có thể hợp tác trong các vấn đề từ biến đổi khí hậu đến phát triển toàn cầu”.
Báo cáo kết luận.