Trong một bản tuyên bố hôm 14/6, các chuyên gia nhân quyền tại Liên Hợp Quốc cho biết, họ vô cùng lo lắng trước các bằng chứng về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc.
- Virginia, Hoa Kỳ: Hạt Prince William thông qua Nghị quyết lên án nạn lạm dụng cấy ghép nội tạng của Trung Quốc
- Kết án tù bác sĩ Trung Quốc mổ lấy nội tạng của bệnh nhân trong xe tải
- Vạch trần nạn thu hoạch nội tạng của Trung Quốc, luật sư Matas được trao giải nhân đạo toàn cầu
Trong một tuyên bố ngày 14/6, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết nhóm các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, người Hồi giáo và Cơ đốc giáo là mục tiêu mổ cướp nội tạng của chính quyền Trung Quốc.
Các chuyên gia của Liên Hợp Quốc đã ký tên trong báo cáo công bố gồm: (1) báo cáo viên đặc biệt về buôn bán người Siobhán Mullally; (2) báo cáo viên đặc biệt về các vấn đề thiểu số Fernand de Varennes; (3) báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo, tín ngưỡng Ahmed Shaheed; (4) báo cáo viên đặc biệt về tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo, hoặc hạ nhục con người Nils Melzer.
Tóm tắt nội dung
Trung Quốc cưỡng bức thu hoạch và buôn bán nội tạng các “tù nhân lương tâm”
Những người có đức tin bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ và trở thành tù nhân lương tâm. Các chuyên gia cho biết các tù nhân này có thể bị cưỡng bức xét nghiệm máu và kiểm tra nội tạng. Họ bị ép buộc siêu âm và chụp X-quang. Trong khi đó, các tù nhân khác không bắt buộc phải trải qua các xét nghiệm như vậy. Kết quả khám và xét nghiệm được lưu trữ vào cơ sở dữ liệu nguồn nội tạng sống; nhằm tạo điều kiện cho việc phân bổ nội tạng.
Các chuyên gia viết: “Cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc dường như đang nhắm vào các nhóm dân tộc thiểu số, ngôn ngữ hoặc tôn giáo. Họ bị giam giữ mà không được giải thích lý do bắt giữ hoặc lệnh bắt giữ”.
Tuyên bố viết: “Chúng tôi vô cùng lo ngại trước những báo cáo về việc phân biệt đối xử các tù nhân hoặc người bị giam giữ do sắc tộc, tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ”.
“Theo các cáo buộc nhận được, các nội tạng phổ biến nhất bị thu hoạch là tim, thận, gan, giác mạc; ít phổ biến hơn là các bộ phận của gan. Hình thức buôn bán nội tạng này bị cáo buộc liên quan đến các bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và các chuyên gia y tế khác”, tuyên bố cho biết.
Liên Hợp Quốc yêu cầu các cơ quan nhân quyền quốc tế giám sát độc lập Trung Quốc
Tuyên bố cho biết, các chuyên gia nhân quyền của Liên Hợp Quốc trước đây đã nêu vấn đề cưỡng bức mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc với chính quyền Bắc Kinh vào năm 2006 và 2007. Nhưng chính quyền Bắc Kinh nói rằng đó là một hệ thống hiến tạng tự nguyện đang hoạt động để cung cấp nhu cầu cấy ghép của đất nước.
Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho biết: “Các nguồn tin vẫn tiếp tục xuất hiện liên quan đến vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong việc buôn bán nội tạng để cấy ghép ở Trung Quốc’.
Các chuyên gia lo ngại, do thiếu sự giám sát độc lập nên không thể biết liệu có sự đồng ý hiến tặng từ các tù nhân hoặc người bị giam giữ hay không? Hơn nữa, gia đình của những tù nhân qua đời bị ngăn cản không cho nhận thi thể của họ.
Các chuyên gia yêu cầu chính quyền Trung Quốc phản hồi về các cáo buộc mổ cướp nội tạng; và cho phép các cơ quan nhân quyền quốc tế giám sát độc lập.
Tuyên bố của các chuyên gia Liên Hợp Quốc đưa ra sau khi Hoa Kỳ ban hành luật nhằm buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ); phải chịu trách nhiệm về nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng nhắm vào các nhóm thiểu số và các nạn nhân dễ bị tổn thương khác ở Trung Quốc.
Nhóm người bị cướp mổ nội tạng chủ yếu là các học viên Pháp Luân Công
Ông Geoffrey Nice QC, chủ tọa Tòa án Xét xử Trung Quốc (China Tribunal), đã xem xét các bằng chứng và thẩm vấn hơn 50 nhân chứng về hoạt động mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc.
Tòa án ra Phán quyết, trong đó kết luận nạn nhân chủ yêu của hoạt động thu hoạch tạng cưỡng bức ở Trung Quốc là các học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công hay Pháp Luân Đại Pháp là môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân– Thiện – Nhẫn.
Tòa án cho biết, mổ cướp nội tạng là một phần của chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công mà chính quyền Trung Quốc bắt đầu từ năm 1999. Một số nhóm người khác cũng bị chính quyền Trung Quốc lạm dụng cấy ghép nội tạng gồm: người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, những người theo đạo Thiên Chúa nhưng ở quy mô nhỏ hơn.