Bị hổ rình bắt, vịt nhanh chóng lặn xuống nước, bơi ra chỗ khác, thoát khỏi sự truy đuổi của chúa sơn lâm.
- Clip: Xe máy không người lái xoay tròn giữa đường
- Clip: Chó “hộ tống” dê vào chuồng
- Video: Hai con sư tử chia nhau đánh lạc hướng trâu mẹ để bắt nghé con
Đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội cho thấy con hổ đói từ từ di chuyển dưới nước để chuẩn bị vồ lấy vịt từ phía sau. Tuy nhiên vịt nhanh chóng làm hổ “mất mặt”.
Mời quý độc giả xem clip:
Cứ mỗi lần hổ lao đến, chú vịt thông minh lại lặn không sủi tăm khiến kẻ săn mồi ngơ ngác.
Dường như bắt được điểm yếu của hổ, vịt lặn dưới nước vài giây rồi lại ngoi lên mặt nước và trốn thoát và chúa sơn lâm vẫn mải miết tìm kiếm tung tích của con mồi.
Trong khi trên cạn hổ là chúa sơn lâm thì dưới nước lại là “địa bàn” của vịt.
Nhiều độc giả sau khi xem đoạn clip hài hước khuyên hổ “nên trang bị đầy đủ kỷ năng trước khi đi săn mồi”
Cái này gọi là không chuyên ngành đấy mà.
Vịt: “Hổ, hổ, nhìn anh này, bài học đầu tiên khi đi săn dưới nước là phải biết lặn nhé”.
Thế là hè năm sau hổ phải tốn tiền đi học bơi.
Nhìn mặt con hổ ngơ ra mà thấy tội, kiểu không biết ai bị mai phục.
Người ta đã từng phát hiện vàng trong bụng vịt ?
Vịt thường nhặt các viên đá sắt nhọn, sau đó nuốt vào. Chúng sẽ đi theo thực quản vào đến một chiếc dạ dày thứ hai trong bụng, gọi là mề (hầu hết chim đều có mề).
Tại sao vịt nuốt đá và sỏi? Trả lời: để nghiền xương từ những con cá mà chúng nuốt trọn.
Nhưng khi những viên đá không còn đủ sắc nữa, vịt ta sẽ nhổ ra ngoài và thay viên mới vào. Nếu may mắn, bạn sẽ nhặt được vài viên đá tròn đẹp đã từng “cư ngụ” trong mề vịt.
Thỉnh thoảng, vịt không chỉ nuốt đá thông thường. Trong nhiều trường hợp, người đào vàng đã thực sự tìm thấy vàng trong mề vịt hoặc một số loài chim khác.
Thậm chí họ theo sau các chú vịt đến nơi chúng nhặt sỏi nhằm tìm vị trí nguồn vàng. Vào thời điểm cơn sốt tìm vàng diễn ra, họ còn nhặt phân vịt và chim với hi vọng tìm ra vàng.