Với định hướng rõ ràng từ Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng cơ chế “xin – cho” sẽ chấm dứt, mở ra môi trường kinh doanh minh bạch; công bằng, nơi doanh nghiệp “không phải xin ai” mà được quyền tự do phát triển theo khuôn khổ pháp luật.

Cộng đồng doanh nghiệp đồng lòng chờ đợi đột phá

Hào hứng và kỳ vọng – đó là hai cảm xúc tiêu biểu mà cộng đồng doanh nghiệp; đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang chia sẻ khi Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân chính thức được ban hành. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa; không giấu được xúc động: “Ngay từ khi nghe tin sẽ có nghị quyết đó, chúng tôi đã rất ngóng chờ. Đến khi đọc văn bản chính thức; cảm xúc vỡ òa vì nghị quyết rất cụ thể, sát thực tiễn.”

Nghị quyết 68 đề cập hàng loạt nội dung nóng bỏng như khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo; chuyển đổi số, tiền ảo – tiền số; và đặc biệt là định hướng “không hình sự hóa các quan hệ kinh tế”; cho phép doanh nghiệp tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật với tinh thần: “Nhà nước không cấm thì doanh nghiệp được làm”.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Ảnh: Dantri)

Xóa bỏ “xin – cho”, mở đường cho tự do kinh doanh

Một trong những điểm đột phá lớn nhất được Nghị quyết 68 xác định là chấm dứt cơ chế “xin – cho” – rào cản cố hữu khiến doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; phải lụy thủ tục, mất thời gian, tốn kém chi phí cơ hội.

Ông Nguyễn Văn Thân khẳng định: “Với định hướng của Bộ Chính trị; lần này phải quyết tâm xóa bỏ triệt để cơ chế ‘xin – cho’. Doanh nghiệp không còn phải xếp hàng trước cửa bộ ngành để xin làm thủ tục nữa, mà Nhà nước phải thay đổi tư duy; chuyển sang phục vụ và đáp ứng nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp.”

Tăng bảo vệ doanh nghiệp, giảm rủi ro pháp lý

Nghị quyết 68 cũng nhấn mạnh việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh tế cần đặt trọng tâm vào biện pháp hành chính, dân sự thay vì hình sự hóa. Trong những trường hợp pháp luật cho phép nhiều cách hiểu; nghị quyết yêu cầu cương quyết không xử lý hình sự; chỉ hình sự hóa khi thật sự cần thiết và đã xem xét các biện pháp khắc phục kinh tế.

Đây được xem là một bước tiến đáng kể trong bảo vệ doanh nghiệp; giảm rủi ro pháp lý, và tạo môi trường kinh doanh an toàn hơn.

Mục tiêu lớn, niềm tin lớn: 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030

Một trong những kỳ vọng lớn từ Nghị quyết 68 là nâng số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam lên 2 triệu vào năm 2030 và 3 triệu vào năm 2045. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 960.000 doanh nghiệp; và hơn 5 triệu hộ kinh doanh cá thể – lực lượng tiềm năng có thể “lớn lên thành doanh nghiệp” nếu có đủ niềm tin; cơ chế hỗ trợ phù hợp và môi trường kinh doanh thuận lợi.

Nghị quyết cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có ít nhất 20 doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu – dấu hiệu cho thấy quyết tâm xây dựng đội ngũ doanh nghiệp đầu đàn; đủ sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Cơ chế mới đòi hỏi tư duy mới

Đại biểu Phan Đức Hiếu, thành viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội; nhận định: Nghị quyết 68 tạo ra thông điệp mạnh mẽ về cắt giảm thủ tục hành chính; thúc đẩy hậu kiểm thay vì tiền kiểm, và bảo vệ quyền tài sản, quyền cạnh tranh bình đẳng”

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh: “Thể chế cởi mở đồng nghĩa với cạnh tranh khốc liệt hơn. Nếu doanh nghiệp không đổi mới sáng tạo, đầu tư vào chất lượng sản phẩm; mô hình kinh doanh, khả năng bị đào thải là rất lớn.”

Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu (Ảnh: Dantri)

Để đảm bảo thực thi hiệu quả, Bộ Chính trị yêu cầu Quốc hội và Chính phủ khẩn trương thể chế hóa Nghị quyết 68 trong kỳ họp thứ 9 sắp tới; ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù, khả thi, hiệu quả. Cùng với Nghị quyết 68, ba nghị quyết khác – gồm Nghị quyết 57 về đổi mới sáng tạo, Nghị quyết 66 về cải cách pháp luật; và Nghị quyết 59 về hội nhập quốc tế – được ví như “bộ tứ chiến lược” mở ra một kỷ nguyên mới cho doanh nghiệp Việt Nam.

Từ định hướng tới hành động: Cơ hội và trách nhiệm song hành

Nghị quyết 68 là lời cam kết mạnh mẽ từ Đảng trong việc bảo vệ; phát triển và đồng hành cùng doanh nghiệp. Song, để nghị quyết đi vào cuộc sống, rất cần sự vào cuộc quyết liệt từ các cấp chính quyền cũng như nỗ lực tự đổi mới từ phía doanh nghiệp.

Với tinh thần “doanh nghiệp không phải xin ai”; Việt Nam đang từng bước xây dựng một nền kinh tế tư nhân năng động, sáng tạo; hội nhập và đóng góp lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Theo: Dantri