UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu giải toả lồng bè nuôi cá trái phép gây ô nhiễm môi trường; tuy nhiên tình cảnh không có nghề để làm và không có nhà lại là bài toán khó cho người dân.

Yêu cầu giải toả lồng bè nuôi cá trái phép

Ông Lương Duy Long chia sẻ trên báo Người Lao Động, ông có 2 bè cá nuôi tại vịnh Mân Quang. Ông và em trai nuôi cá lồng bè tại vịnh này gần 5 năm rồi, thu nhập mỗi năm hơn 100 triệu đồng. 

“Dù biết thành phố có lệnh cấm, lực lượng chức năng cũng nhiều lần tới cưỡng chế, tháo lồng cá nhưng vì mưu sinh, chưa có việc làm thay thế nên chúng tôi chưa thể bỏ nghề” – ông Long ngậm ngùi.

UBND TP Đà Nẵng thông tin, hiện nay, các địa phương đang tăng cường quản lý hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản trên các sông và vịnh Mân Quang; có biện pháp xử lý nghiêm đối với các địa phương, cá nhân có lồng, bè phát sinh mới.

Từ năm 2001 đến nay, UBND TP Đà Nẵng đã có nhiều văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động nuôi trồng thủy sản tự phát tại vịnh Mân Quang. 

Yêu cầu giải toả lồng bè nuôi cá trái phép Đà Nẵng. Ảnh chụp màn hình từ Người Lao Động.

Số lượng bè, nhà lồng nuôi cá ở Đà Nẵng

Tính đến tháng 9/2020, toàn Đà Nẵng có 437 bè, 1.179 lồng nuôi cá, tăng 47 bè so với năm 2019. Trong đó, vịnh Mân Quang có 284 bè, 353 lồng. Khu vực sông Cổ Cò, sông Cẩm Lệ có 103 hộ với 113 bè, 644 lồng.

Gần đây, UBND quận Sơn Trà đã hoàn thành việc tháo dỡ 61 chòi canh, nhà tạm dựng trái phép trên cồn đất vịnh Mân Quang; 113 chòi canh, nhà tạm trên các lồng bè. Với các lồng bè chưa đến thời kỳ thu hoạch, địa phương đã yêu cầu các hộ cam kết tự tháo dỡ, di dời lồng bè sau khi thu hoạch xong.

Cùng cảnh tại phường Thọ Quang

Trước đó, báo Dân Việt đưa tin, thời điểm đầu năm 2020, trong hoàn cảnh không có nghề để làm và không có nhà để ở là bài toán cần giải quyết của một số hộ dân nuôi trồng thủy sản trái phép tại các phường Thọ Quang và Nại Hiên Đông.

Do tình hình ô nhiễm nghiêm trọng tại vịnh Mân Quang, UBND quận Sơn Trà đã ra thông báo |vận động người dân tự tháo dỡ các chòi canh, lồng bè xây dựng trái phép tại khu vực  phường Nại Hiên Đông và phường Thọ Quang.

Ông N.V.N (phường Nại Hiên Đông) phân trần, hầu hết người dân ở đây trước giờ đều sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá, hàu, nghêu, ốc các loại trên sông. “Dù biết nuôi cá ở khu vực nước ô nhiễm nguy cơ cá chết bất cứ lúc nào nhưng bây giờ mà dẹp người dân chúng tôi biết làm nghề gì”, ông H than thở.

Từ Khóa: