Gần đây tài khoản Weibo của giáo sư Trung Quốc đã bị xóa sổ sau khi xuất hiện video ông nói về tội phạm mổ cướp nội tạng tại nước này, theo The Epoch Times.

Giáo sư La Tường – Giám đốc Viện Luật Hình sự thuộc Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc có hơn 2,5 triệu người theo dõi trên mạng xã hội Weibo.

Ngày 26/6 trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền một video (chưa xác định được ngày tháng) có bình luận của Giáo sư La về hành vi trộm cắp, mổ cướp nội tạng. Cùng ngày, tất cả các bài đăng trên mạng xã hội của ông đã bị xóa. Hiện chưa rõ là do ông tự xóa hay bị xóa bởi cơ quan kiểm duyệt internet của Trung Quốc.

Vấn nạn mổ cướp nội tạng có sự hẫu thuẫn của chính quyền Trung Quốc

Mặc dù nhận xét của giáo sư La nhắm vào những tên tội phạm mổ cướp nội tạng bất hợp pháp; nhưng hoạt động này cũng được thực hiện trên quy lớn dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vì vậy, những bình luận của ông về mổ cướp nội tạng là một chủ đề nhạy cảm đối với chính quyền Trung Quốc.

ĐCSTQ áp dụng hoạt động mổ cướp nội tạng nhằm trừng phạt các tù nhân lương tâm còn sống. Tội ác này đã diễn ra trong nhiều năm và tiếp tục diễn ra cho đến ngày nay.

Trong video, vị Giáo sư nói về những tên tội phạm điều hành các hoạt động mổ cướp nội tạng bất hợp pháp ở nước này. Ông cho biết, họ sẽ bắt cóc những người vô gia cư và đưa họ đến những khu vực hẻo lánh. Tại đây, các nạn nhân sẽ được ăn uống đầy đủ nhưng đối xử không khác gì động vật. Sau đó họ buộc phải bán máu hoặc hiến tạng vào một ngày đã định. Ông La còn cho rằng, những hành vi này đã cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc cố ý giết người.

Ông La Tường, giáo sư Trung Quốc, bình luận về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc (ảnh chụp màn hình video).
Ông La Tường, giáo sư Trung Quốc, bình luận về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc (ảnh chụp màn hình video).

“Nếu học thuyết xã hội của Darwin đã tới giới hạn và nếu bạn không thực sự tôn trọng người khác, bạn sẽ đối xử với người khác như động vật,” vị Giám đốc luật nói trong video.

Ông nói tiếp: “Vì vậy, trong kỷ nguyên ‘tiến hóa’ này, chúng ta phải tự mình làm một điều gì đó, như là chống lại thuyết tiến hóa của Darwin. Bởi vì chúng ta là con người. Chúng ta không phải là động vật”.

Bác sĩ có dính líu đến buôn bán nội tạng

Tháng 9/2009, tạp chí Caijing của nhà nước Trung Quốc đưa tin về việc phát hiện thi thể một người đàn ông vô gia cư được tìm thấy tại một con đập. Nội tạng của người đàn ông này đã bị thu hoạch, vụ việc làm dấy lên dư luận tại đất nước tỷ dân này.

Theo người dân địa phương ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc, họ đã nhìn thấy người đàn ông này đi cắt tóc và tỉa râu. Tờ Caijing báo cáo rằng, ba bác sĩ của Bệnh viện thứ 3 trực thuộc Đại học Tôn Trung Sơn (Trung Quốc) đã bị cáo buộc liên quan đến việc mổ cướp nội tạng. Một trong những bác sĩ này đã từng tiếp xúc với một kẻ buôn bán nội tạng ở Quý Châu.

Sau báo cáo của Caijing, các phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng không đưa tin chi tiết nên vụ việc này dần chìm vào quên lãng.

Chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công

Theo tổ chức phi lợi nhuận Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) có trụ sở tại Hoa Kỳ; Bệnh viện thứ 3 trực thuộc Đại học Tôn Trung Sơn từ đó đã trở thành đơn vị chuyên thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp. Đây là một môn tu luyện tinh thần dựa trên các nguyên tắc Chân Thiện Nhẫn.

Các học viên Pháp Luân Công ngồi thiền (ảnh: Minghui.org).
Pháp Luân Công (hay Pháp Luân Đại Pháp) là môn khí công tu dưỡng cả tâm lẫn thân có mặt tại hơn 100 quốc gia. Riêng tại Trung Quốc, chính quyền nước này đàn áp Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1999 đến nay (ảnh: Minghui.org).

Kể từ năm 1999, Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ đàn áp nặng nề. Hàng triệu học viên đã bị giam giữ hoặc bỏ tù. Tại đó, họ bị tra tấn, ngược đãi, giết hại, cưỡng bức mổ cướp nội tạng.

Năm 2006, một bác sĩ Trung Quốc của Bệnh viện Dân tộc Quảng Tây của Trung Quốc nói với một điều tra viên bí mật của WOIPFG qua điện thoại rằng; nội tạng của các học viên Pháp Luân Công có sẵn để cấy ghép tại Bệnh viện thứ ba trực thuộc Đại học Tôn Trung Sơn.

Tổ chức WOIPFG cũng đã ghi nhận rằng, số lượng lớn các ca phẫu thuật cấy ghép đã được thực hiện tại Bệnh viện này trong những năm qua. Gần đây nhất là năm 2019, khi một y tá tại khu ghép gan của bệnh viện cho biết hàng trăm ca cấy ghép đã được thực hiện.

Cũng năm 2019, một tòa án nhân dân độc lập tại Luân Đôn (Anh Quốc) đã ra xem xét các báo cáo, lời khai, bằng chứng về nạn mổ cướp nội tạng ở Trung Quốc. Tòa án kết luận: Tình trạng “cưỡng bức thu hoạch nội tạng được thực hiện trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô đáng kể”. Trong đó, nguồn nội tạng chủ yếu là từ các học viên Pháp Luân Công.