Những người gửi tiền vào ngân hàng ở Trung Quốc đối mặt với rủi ro lớn khi “quả bom nợ” tại nước này chuẩn bị phát nổ, theo giáo sư Minxin Pei tại trường Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp của Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ.
Ông cho biết: “Niềm tin vào sự an toàn của các ngân hàng Trung Quốc đã bị lung lay nghiêm trọng” sau khi một số ngân hàng nhỏ ở tỉnh Hà Nam bị đóng cả.
Những ngân hàng này đã phong tỏa các khoản tiết kiệm của người gửi tiền, tổng giá trị lên tới hàng tỷ đô, dẫn đến các cuộc biểu tình căng thẳng trong thời gian qua.
Ông Pei cho biết những tổ chức tài chính này được giám sát kém cỏi và nhiều khả năng bị tham nhũng, nên chúng bị đóng cửa không có gì đáng ngạc nhiên. Nhưng cách chính quyền địa phương xử lý các cuộc biểu tình đã gây sốc ngay cả đối với những nhà quan sát bối rối nhất của chính trường Trung Quốc.
“Thay vì bồi thường cho những người gửi tiền, các quan chức ở Hà Nam đã tìm mọi cách để bị miệng họ”, trong khi họ lẽ ra phải được bồi thường tới 500.000 nhân dân tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng), theo quy định của chính phủ.
“Vụ bê bối này sẽ báo động các nhà đầu tư, không chỉ về những thủ đoạn tàn bạo mà chính quyền địa phương sử dụng nhằm che đậy nó; mà còn bởi vì những hoàn cảnh mà trong đó các ngân hàng nhỏ này đã thất bại.”
Ông Pei cho biết: “Từ năm 2009, khi Trung Quốc đã bắt đầu lao vào nợ nần để thúc đẩy tăng trưởng, nhiều người đã tự hỏi điều này có thể tiếp tục được bao lâu”.
“Có nhiều dấu hiệu cảnh báo cho thấy Trung Quốc có thể sớm phải hối hận về nợ”, theo ông Pei.
“Rất có thể các ngân hàng tương tự khác sẽ sớm thất bại”.
“Nếu một số lượng lớn các ngân hàng nhỏ cùng thất bại, một sự kiện như vậy có thể tạo ra phản ứng dây chuyền đe dọa sự ổn định của khu vực tài chính. Các đối tác và người cho vay của họ, đặc biệt là các ngân hàng lớn hơn, có thể bị thiệt hại lớn”.
CITIZENS STORM BANK OF CHINA IN ZHENGZHOU OVER FROZEN ASSETS pic.twitter.com/DDrKaKTCbF
— FXHedge (@Fxhedgers) July 10, 2022
Ông Pei cho biết: “Khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính như vậy ngày nay cao hơn nhiều so với trước đây. Một trong những lý do mà Trung Quốc đã tránh được khủng hoảng tài chính trong thập kỷ qua là nền kinh tế của nước này đã cố gắng tăng trưởng với tốc độ khá cao, trung bình 6,8% một năm từ năm 2011 đến năm 2020. Một nền kinh tế phát triển nhanh hơn thường giúp dễ quản lý hơn hoặc thậm chí còn che giấu gánh nặng nợ nần.
“Nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại nhanh chóng, một phần do chính sách phong tỏa chống Covid của Bắc Kinh, thì quả bom nợ sẽ còn nổ to hơn nhiều”, giáo sư Pei cho biết.
Ông nhận định: “Nhưng nếu các quan chức địa phương phải thuê côn đồ để tấn công các khách hàng ngân hàng cố gắng lấy lại tiền của họ, thì các nhà đầu tư nên chuẩn bị cho những ngày tồi tệ hơn nữa đối với lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc”.