Một bác sĩ khám cho một học sinh lớp hai. Khi kiểm tra, họ thấy mắt phải của cậu bé bị ăn mòn bởi chất lỏng kiềm. Bề mặt của mắt bị tan chảy, dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn. Nguyên nhân là do gói hút ẩm trong đồ ăn.
Cha mẹ cậu bé đau lòng, tự trách mình đã để xảy ra sự việc tưởng như bình thường, nhưng lại rất nghiêm trọng này. Nguyên nhân của vụ tai nạn đáng buồn là chất hút ẩm được tìm thấy trong bao bì của các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.
Tóm tắt nội dung
Nạn nhân của chất hút ẩm
Đứa trẻ là học sinh lớp hai, cậu vừa đạt được thành tích tốt trong học tập. Để thưởng cho sự cố gắng và chăm chỉ của con, người mẹ đã mua một số món ăn vặt mà cậu bé thích từ siêu thị.
Trong khi cậu bé vừa xem TV vừa thưởng thức món quà, thì người mẹ bận rộn chuẩn bị cho bữa tối. Sau 15 phút, người mẹ nghe thấy tiếng hét đau đớn của đứa trẻ; chạy vào phát hiện con mình đang khóc lăn lộn và lấy tay che mắt. Chai nước uống bằng nhựa xoắn lại lăn lóc trên sàn nhà, nước tung tóe khắp nơi.
Kết quả chẩn đoán của bác sĩ như một tiếng sét với người mẹ. Nhìn tình trạng tàn tật của con mình, chị ngã qụy xuống sàn và không thể khóc nổi.
Khi được hỏi về sự việc xảy ra, cậu bé nói rằng cậu đã nhìn thấy một gói nhỏ trong túi bim bim. Và cố gắng tìm hiểu xem đó là cái gì, cậu đã lấy nó ra và ngửi.
Sau đó, để cho vui cậu cho nó vào cái chai đồ uống. Ngay khi cho nó vào, cái chai đã phát nổ. Cậu cảm thấy có thứ gì đó phun vào mắt phải của mình. Mắt như bị bỏng và cậu bé đã không thể nhìn thấy gì nữa. Gói mà cậu bé nói đến là chất hút ẩm.
Người mẹ vô cùng hối hận vì sự thiếu hiểu biết và bất cẩn của mình. Cô biết chất hút ẩm không ăn được, nhưng cô không bao giờ tưởng tượng được rằng; nó lại nguy hiểm và gây ra hậu quả nghiêm trọng đến vậy.
Tại sao chất hút ẩm có thể phát nổ
Một số phương tiện truyền thông đã thực hiện các bài kiểm tra về sức công phá của chất hút ẩm. Họ cho một túi hút ẩm vào chai nhựa, đổ nước rồi đậy kín cái chai. Khoảng một phút sau, chai nhựa phát nổ và chiếc nắp bay xa hơn 12 mét.
Chất hút ẩm thường có các loại: vôi sống, silica gel, đất sét montmorillonite và canxi sunfat.
Hầu hết các sản phẩm thực phẩm đều sử dụng vôi sống làm chất hút ẩm. Các chuyên gia khoa học thực phẩm giải thích rằng loại chất hút ẩm này có thành phần chủ yếu là canxi oxit, phản ứng với nước tạo ra canxi hydroxit; và tỏa ra lượng nhiệt lớn trong quá trình này.
Chất hút ẩm được đóng gói mà vẫn ổn định, vì hàm lượng nước thẩm thấu vào thấp.
Tuy nhiên, nếu cho gói hút ẩm vào một chai nước đầy có thân bình rộng, miệng nhỏ và tương đối kín, có thể khiến không khí bên trong giãn nở nhanh chóng. Khi áp suất lớn hơn bình có thể chứa, nó sẽ dẫn đến phát nổ.
Canxi hydroxit bên trong là một chất lỏng có tính kiềm ăn mòn mạnh. Vì nó tung tóe khắp nơi dưới áp suất của vụ nổ, nên có thể gây ra các mức độ thiệt hại khác nhau cho cơ thể con người. Các chuyên gia cảnh báo loại chất lỏng này, đặc biệt có hại rất lớn đối với giác mạc.
Do chức năng hút ẩm vượt trội và giá thành rẻ, nên chúng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày cho các loại sản phẩm khác nhau, để duy trì tình trạng của chúng sau khi đóng gói. Bao gồm thực phẩm, thuốc, đồ y tế và chăm sóc sức khỏe, quần áo, vải, trà, đồ da, túi xách, giày dép, và các thiết bị và thiết bị điện.
Vì chất hút ẩm có thể được tìm thấy ở hầu hết mọi nơi, hãy thận trọng nếu bạn có trẻ nhỏ ở nhà. Đảm bảo chúng tránh xa chất hút ẩm, hãy cất nó ở nơi an toàn, xa tầm với của trẻ.
Cách điều trị sơ cứu, khi bị tổn thương bởi chất hút ẩm
Nếu bất kỳ chất hút ẩm nào tiếp xúc với da, hãy rửa vùng bị ảnh hưởng bằng nước liên tục trong ít nhất 15 phút. Sau đó đến bệnh viện ngay lập tức.
Nếu mắt bị ảnh hưởng, đừng đợi đến bệnh viện điều trị. Ngay lập tức rửa mắt bằng nước liên tục trong ít nhất 30 phút. Nhớ chú ý đảo mắt khi rửa. Khi cơn đau hoặc khó chịu không cấp tính, hãy đến bệnh viện gần đó ngay.
Nếu ăn phải chất hút ẩm có thể làm bỏng đường tiêu hóa. Uống nước vào để pha loãng dung dịch kiềm. Sau đó, uống sữa, nước trộn với trứng sống, dầu ô liu hoặc một loại dầu thực vật khác để bảo vệ bề mặt vết thương khỏi bị ăn mòn thêm.
Đối với hạt hút ẩm làm từ silica gel thường ở dạng hạt nhỏ. Những hạt này hay được sử dụng với hàng dệt may hoặc đồ da để giữ cho chúng không bị ẩm. Các mối nguy hiểm của hạt silica ít hơn so với các loại chất hút ẩm khác. Tuy nhiên, có nguy cơ bị nghẹt thở nếu ăn phải những hạt này.
Trong tất cả các trường hợp liên quan đến chất hút ẩm, nên đi khám hoặc gọi cấp cứu ngay lập tức.
Video xem thêm: