Trái Đất nhận năng lượng từ Mặt Trời, nhưng nguồn năng lượng này liệu có cạn kiệt không? Khi nào Mặt Trời sẽ tắt, Trái Đất sẽ rơi vào trạng thái nào?

Có khi nào Mặt Trời sẽ ngừng cung cấp năng lượng cho Trái Đất hay không? Trái Đất liệu có còn ngập tràn sự sống khi Mặt Trời không còn tồn tại?

Nếu bạn băn khoăn về những câu hỏi này, thì hãy nghe các nhà thiên văn học trả lời xem sao nhé!

Mặt Trời sẽ tắt trong bao lâu nữa?

Nguồn video: Tại sao vậy?

Theo dự báo của các nhà khoa học, khoảng 5 tỉ năm nữa Mặt Trời sẽ ngừng tỏa sáng; nhưng trước đó 3 tỉ năm nó sẽ đun sôi toàn bộ nước trên Trái Đất.

Các nhà thiên văn học từ lâu đã có những nhìn nhận về “cái chết” của Mặt Trời khi nó hết nhiên liệu để duy trì sự cháy. Tuy vậy, bản chất thực sự việc ngưng hoạt động của “quả cầu lửa” này vẫn chưa được hiểu một cách rõ ràng.

Mặt Trời sẽ biến thành tinh vân trước khi tắt

Thay vì nghĩ rằng Mặt Trời sẽ tắt ngúm một cách đơn giản như suy nghĩ trước đây; thì các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng Mặt Trời sẽ biến thành một tinh vân lộng lẫy sau khi sử dụng một mô hình máy tính mới.

Ông Albert Zijlstra – giáo sư vật lý thiên văn thuộc Đại học Manchester (Anh) chia sẻ rằng; nếu chúng ta sống ở thiên hà Andromeda cách đây 2 triệu năm ánh sáng thì vẫn có thể nhìn thấy Mặt Trời vào thời điểm đó – tinh vân hành tinh là những vật thể tuyệt đẹp trên bầu trời.

Mặt Trời sẽ biến thành tinh vân trước khi tắt
Tinh vân Boomerang là nơi lạnh nhất trong vũ trụ (ảnh: khoahoc.tv).

Mặt Trời là một ngôi sao có tuổi đời và kích thước trung bình. Đến thời điểm hiện tại nó đã tồn tại được một nửa vòng đời; tức là khoảng 5 tỉ năm tuổi.

Khi lõi Mặt trời không còn hydrogen, trung tâm của nó sẽ sụp đổ; đây cũng là ngày tàn của Mặt Trời. Vào thời điểm này, bên ngoài lõi Mặt Trời sẽ xảy ra các phản ứng hạt nhân khiến nó phình ra thành một ngôi sao đỏ khổng lồ và nuốt chửng sao Thủy cùng sao Kim.

Tiếp sau đó, các lớp ngoài cùng sẽ bắn ra với tốc độ 20km/giây khiến Mặt Trời mất đi một nửa khối lượng.

Phần lõi của Mặt Trời sẽ nóng dần lên và tỏa ra tia X cùng tia cực tím. Các tia này sẽ nhanh chóng đuổi kịp các loại vật chất đã bị bắn ra và biến chúng thành vòng tròn plasma sáng rực rỡ. Theo dự đoán của các nhà thiên văn học tinh vân này sẽ tồn tại trong khoảng 10.000 năm.

Số phận của Trái Đất sẽ ra sao khi Mặt Trời biến mất?

Nếu Mặt Trời đột ngột biến mất thì sau đó 8 phút rưỡi Trái Đất sẽ chìm vào bóng tối. Lúc ấy, chúng ta vẫn còn cơ hội được nhìn thấy Mặt Trăng và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời trong một vài giờ tiếp theo. Khi ánh sáng từ Mặt Trời ngừng phản xạ thì mọi thứ sẽ hoàn toàn chìm vào bóng tối.

Trái Đất trở nên lạnh giá

Sau khi ngừng nhận nhiệt lượng từ Mặt Trời, Trái Đất sẽ rất nhanh chóng trở nên lạnh giá. Chỉ khoảng sau 1 tuần khi Mặt Trời biến mất, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất sẽ hạ xuống 0 độ C. Sau một năm, nhiệt độ sẽ là -101 độ C. Theo thời gian, tất cả hồ, sông, đại dương sẽ đóng băng trên bề mặt; nước ở thể lỏng chỉ còn tồn tại ở phần sâu dưới lớp băng dày.

Số phận của Trái Đất sẽ ra sao khi Mặt Trời biến mất?
Trái Đất trải qua nhiều kỷ Băng hà trong hơn 2,6 triệu năm qua. Thời kỳ Băng hà gần nhất kết thúc cách đây khoảng 11.500 năm (ảnh: VnExpress).

Sự sống biến mất khỏi Trái Đất

Nhiều loại thực vật sẽ nhanh chóng biến mất khi không có Mặt Trời, do không thể thực hiện được quá trình quang hợp. Tuy vậy, vẫn sẽ có một số loại cây khỏe mạnh không cần quang hợp mà vẫn có thể tồn tại thêm một vài thập kỷ. Khi thực vật không tồn tại, các loài động vật ăn cỏ cũng sẽ vì đó mà nhanh chóng giảm sút về số lượng do không có thức ăn; động vật ăn thịt theo thời gian cũng sẽ dần biến mất.

Trái Đất sẽ chuyển động quanh một ngôi sao khác

Nếu Mặt Trời biến mất, nó cũng sẽ phá vỡ quỹ đạo của các thiên thể trong hệ Mặt trời. Lúc này các hành tinh, thiên thạch…sẽ liên tục lao thẳng về phía trước do lực hấp dẫn của Mặt Trời. Trái Đất có thể bị cuốn vào lực hấp dẫn của một ngôi sao khác với tốc độ 107.826 km/phút và quay quanh ngôi sao ấy. Tuy nhiên, phải cần đến vài nghìn năm thì quá trình này mới có thể hoàn thành.