Tử Cống, tên thật là Đoan Mộc Tứ, sinh năm 520 trước Công nguyên, người nước Vệ, là một trong 10 môn đồ lỗi lạc nhất của Khổng Tử. Ông là người tài giỏi vẹn toàn, một Nho sĩ học rộng hiểu nhiều, vừa là nhà chính trị kiệt xuất; vừa là nhà ngoại giao đi khắp mọi miền đất. Đồng thời, ông cũng kinh doanh thành đạt, giàu có như vua. 

Tử Cống là thương gia Nho giáo đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, ông được biết đến như ông tổ của Nho thương (Sự kết hợp giữa Nho học với thương mại gọi là Nho thương; tức là người có đạo đức và trí tuệ của đạo giáo tham gia vào hoạt động kinh doanh thương mại; và đạt đến thành công của sự giàu có).

Tử Cống từng làm tướng ở hai nước Lỗ và nước Vệ. Khi tiếp xúc với những người cai trị các quốc gia, ông với tư cách là một nhà Nho và một doanh nhân; đi một cỗ xe sang trọng 4 ngựa và mang nhiều lễ vật đi tặng cho chư hầu. Đi đến đâu ông cũng được các quốc vương đối xử cung kính tôn trọng. 

Tử Cống có tài kinh doanh

Tử Cống là một trong những học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử. Ông vui vẻ, hoạt ngôn, ăn nói khéo léo, dí dỏm; nhạy bén và hay đi du lịch. Ông có năng khiếu kinh doanh và được hưởng di sản của gia đình.

Quê hương của Tử Cống là bồi đô Triều Ca, vốn là kinh đô của nhà Thương trong bốn thế hệ; có hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ. Tử Cống cũng sinh ra trong một gia đình thương nhân, có tài kinh doanh. Ông tin rằng nếu có một viên ngọc bích đẹp trong tủ; người ta nên bán nó khi được giá thay vì cất giữ mãi mãi. Ông đưa ra lý thuyết “mọi thứ quý giá khi khan hiếm”; tin rằng giá cả của một loại hàng hóa phụ thuộc vào cung và cầu.

Tác phong kinh doanh thành thật và đáng tin cậy do Tử Cống để lại.
Tượng bán thân của Tử Cống (ảnh: Bộ sưu tập “Tượng bán thân của các vị thánh hiền” vẽ thời Nguyên, lưu giữ tại Bảo tàng quốc lập Cố Cung).

Một lần kinh doanh của Tử Cống

Tử Cống bắt đầu học theo Khổng Tử năm 17 tuổi; và kế thừa công việc kinh doanh của gia đình ở tuổi 20. Trong khi đi chu du các nước với Khổng Tử, ông cũng luyện tập các kỹ năng kinh doanh của mình. Ông chú ý đến các vấn đề đối nội và đối ngoại, phong tục địa phương và điều kiện thị trường của mỗi địa phương; thu lợi nhuận tốt nhờ mua bán dựa trên điều kiện mùa vụ và sự thay đổi của cung và cầu thị trường.

Vào một mùa đông, Tử Cống biết được rằng nước Ngô đang lên kế hoạch cho một cuộc viễn chinh tấn công nước Tề. Ông dự đoán rằng vua Ngô sẽ thu thập bông và len cho quân đội chống lại cái lạnh; điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu bông và len cho dân chúng. Ông nhanh chóng thu xếp mua bông và len từ nước Lỗ; sau đó chuyển đến nước Ngô. Đúng như dự đoán, người dân nước Ngô mặc quần áo mỏng tang, chịu lạnh. Khi sợi bông và len của Tử Cống đến, họ lập tức đổ xô đi mua; nhờ vậy Tử Cống đã kiếm được một món tiền lớn.

Quy tắc cung cầu quan trọng trong kinh doanh
Người hâm mộ Đức xếp hàng dài để trả giá cao cho nguồn cung cấp đồ dùng có hạn của đội họ. Ngay từ năm 500 trước Công nguyên, Tử Cống đã kiếm được lợi nhuận từ sự hiểu biết về nguyên tắc cung và cầu (ảnh: myahya qua Flickr CC BY-SA 2.0).

Khổng Tử nói về Tử Cống: “Ông ấy không muốn làm quan mà muốn tham gia vào công việc kinh doanh; và có thể dự đoán chính xác tình hình thị trường mọi lúc mọi nơi.” 

Khổng Tử đã dạy Tử Cống những nguyên tắc gì?

Nếu Tử Cống không học theo Khổng Tử, ông vẫn là một nhà kinh doanh giỏi; có tài năng của mình nhưng ông có thể đã không đạt được nhiều thành tựu như vậy. Những chân lý nào mà ông đã học được từ Khổng Tử; khiến ông trở nên xuất sắc và thành công như vậy?

Hầu hết các cuộc đối thoại được ghi lại giữa Khổng Tử và các đệ tử của ông trong sách Luận Ngữ là với Tử Cống. Ông là một người sẵn sàng học hỏi và đặt rất nhiều câu hỏi. Bắt đầu với một câu hỏi, sau đó, ông đi sâu hơn; khiến Khổng Tử đưa ra lời giải thích ở nhiều cấp độ. Những cuộc giao lưu sôi nổi giữa hai ông đã chiếu sáng trí tuệ xuyên suốt thời đại; mang lại lợi ích cho các thế hệ mai sau.

Lòng tin là chìa khóa trị vì đất nước

Tử Cống từng hỏi Khổng Tử cách trị vì đất nước. Khổng Tử đáp: “Lương thực đầy đủ, vũ khí đầy đủ; và chiếm được lòng tin của nhân dân, vậy thôi”.

Tử Cống hỏi: “Nếu phải bỏ một thứ, thì trong 3 thứ ấy có thể bỏ được thứ nào?”

Khổng Tử trả lời: “Bỏ vũ khí đi”.

Tử Cống hỏi: “Nếu phải bỏ tiếp một thứ khác, cái nào trong 2 thứ còn lại có thể bỏ được?”

Khổng Tử đáp: “Hãy bỏ thức ăn đi, vì từ thời cổ đại đến nay cuối cùng người ta cũng sẽ chết vì một lý do nào đó. Nhưng nếu không có lòng tin của nhân dân thì đất nước sẽ không thể đứng vững”.

Lòng tin cũng là điều cần thiết trong kinh doanh

Khổng Tử nói: “Người quân tử coi trọng đạo nghĩa, kẻ tiểu nhân coi trọng lợi ích”. Ông chủ trương, “Một người quân tử làm giàu bằng con đường chính đáng“.

Trong kinh doanh, "chữ tín quý hơn vàng"
Trong kinh doanh, “chữ tín quý hơn vàng” (ảnh: Istockphoto).

Tử Cống có nhiều điểm mạnh, nhưng ông cũng có điểm yếu. Ông “thích khen ngợi điểm mạnh của người khác; nhưng không thể chịu được lỗi lầm của họ”. Khổng Tử đã nhắc nhở ông ba lần trong Luận Ngữ về chữ “thứ”; nghĩa là sự tha thứ, cái mà bản thân không muốn, đừng áp đặt cho người khác.

Trí tuệ Nho giáo đã lưu truyền ở Trung Quốc hơn hai ngàn năm; thật ra vấn đề mấu chốt nằm ở chỗ là có lĩnh ngộ, thực hành được những tư tưởng này không. Tử Cống coi Nho giáo là triết lý sống trong tâm trí và dùng để chỉ đạo hành động của mình. Tử Cống đối xử với mọi người một cách tôn trọng, giữ lời, coi trọng thanh danh; không bao giờ làm hại người khác để làm lợi cho mình; cung cấp hàng hóa đáng tin cậy và thu lợi vừa phải. Ông đã kết bạn ở khắp mọi nơi với phương châm “dĩ hòa vi quý”.

Sự giàu có và đạo đức

Tử Cống trở nên vô cùng giàu có; và có lẽ đã nhận ra tầm ảnh hưởng của tiền bạc đối với con người. Ông hỏi Khổng Tử một câu hỏi quan trọng khác: “Thầy nghĩ sao về một người nghèo nhưng không nịnh bợ, một người giàu nhưng không kiêu ngạo?” Có nghĩa là, làm một người nghèo có thể giữ mình không xu nịnh; hoặc làm một người giàu có thể kiềm chế sự kiêu ngạo, vậy đã đủ chưa?

Khổng Tử nói rằng: “Có thể được; nhưng tốt hơn chính là bần cùng mà vui vẻ, phú quý mà biết lễ nghi”.

Tử Cống được truyền cảm hứng và tiếp tục với câu hỏi: “Có phải giống như việc thường xuyên mài ngọc; vậy thì một người quân tử cũng phải thường xuyên cải thiện đạo đức của mình?” Thấy ông có tư chất giác ngộ tốt như vậy, Khổng Tử hài lòng nói: “Như vậy ta có thể cùng con đàm luận Kinh Thi rồi (Kinh Thi là tác phẩm do Khổng Tử biên soạn, 1100-600 TCN)”.

Thực hành tư tưởng của Nho giáo

Một số người cho rằng Tử Cống rất thành công trong học tập, chính trị và kinh doanh; một hình mẫu trong việc áp dụng những gì ông đã học được từ Khổng Tử. Vì “hành động lớn hơn lời nói”, thành công của Tử Cống là minh chứng cho việc thực hành “nhân từ” của Nho giáo có lợi đối với tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm làm người, cai trị đất nước, kinh doanh

Thực ra, nếu ai có thể hiểu và thực hành được 5 điều răn dạy của Nho giáo là “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”; và không ngừng nâng cao đạo đức như mài ngọc thì làm sao không được kính trọng, tin cậy; một thương nhân như vậy sao có thể không thành công trong kinh doanh

Người đời sau tôn vinh những thương nhân thành thật và có chữ tín giống Tử Cống là “Đoan Mộc di phong”; tức: Tác phong kinh doanh thành thật và đáng tin cậy do Tử Cống để lại.

Theo Vision Times

Xem thêm: