Trong khi toán học và khoa học là quan trọng trong cuộc sống, người Đan Mạch biết rằng sự đồng cảm quan trọng hơn nhiều. Những bài học cuộc sống sẽ đưa mọi người đi xa hơn những con số và công thức. Đây là lý do tại sao các trường học Đan Mạch quyết định bắt buộc các lớp học đồng cảm từ năm 1993.
Khi mới sinh ra, tâm trí của những đứa trẻ chỉ là một tờ giấy trắng tinh. Cách chúng tiếp xúc với thế giới tạo ra những gì được viết trên đó. Sau đó lại quyết định chúng sẽ trở thành người như thế nào.
Sự đồng cảm quan trọng hơn những thứ khác
Điều này có nghĩa là ở độ tuổi dễ nhập tâm, đứa trẻ cần được dạy những điều giúp định hình chúng trở thành người có ích cho xã hội. Chúng sẽ hình thành lòng tốt, sự đồng cảm, rộng lượng, trung thực; thay vì để những tính cách xấu khác chiếm ngự. Khi cả một thế hệ trẻ em lớn lên với những phẩm chất tốt, thế giới chắc chắn sẽ là một nơi tốt đẹp hơn để sống.
Ở Đan Mạch, họ rất coi trọng việc nuôi dưỡng sự đồng cảm ở con cái. Mọi người không thực sự quan tâm đến của cải tiền bạc của người khác. Nó chỉ đơn giản là thứ giúp chúng ta tồn tại. Trong khi toán học và khoa học quan trọng trong cuộc sống, người Đan Mạch biết rằng sự đồng cảm quan trọng hơn nhiều. Một bài học cuộc sống sẽ đưa mọi người đi xa hơn những con số và công thức. Đây là lý do tại sao các trường học Đan Mạch quyết định bắt buộc các lớp học đồng cảm từ năm 1993. Trong các lớp học này, trẻ em từ 6-16 tuổi được dạy cách trở nên tử tế, theo My Modern Met.
Lớp học đồng cảm và chỉ số hạnh phúc
Những đứa trẻ trong các lớp học đồng cảm “Klassens tid” được yêu cầu chia sẻ bất kỳ vấn đề nào mà chúng đang trải qua. Cả lớp tham gia để giúp tìm ra giải pháp. Trẻ em lớn lên để trở thành những người trưởng thành tự tin, thông minh về mặt cảm xúc. Chúng sẽ không phán xét mọi người vì những khó khăn của họ.
Điều này cũng có nghĩa là khi trưởng thành, chúng lại có nhiều khả năng tự mình nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc hơn. Đan Mạch liên tục đứng đầu trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới của Liên hợp quốc. Trong báo cáo mới nhất, Đan Mạch đứng ở vị trí thứ hai, sau Phần Lan. Đan Mạch đã từng đứng đầu trong các năm 2012, 2013 và 2016. Có lẽ các lớp học đồng cảm có đóng góp rất nhiều trong khía cạnh này.
The Danish Way cho biết, “Sự đồng cảm giúp xây dựng các mối quan hệ, ngăn chặn bắt nạt và mang đến thành công trong công việc. Nó thúc đẩy sự phát triển của các nhà lãnh đạo, doanh nhân và nhà quản lý. ‘Thanh thiếu niên đồng cảm’ có xu hướng thành công hơn; vì họ hướng tới mục tiêu nhiều hơn so với những người đồng trang lứa tự ái hơn.”
Hoạt động nhóm và chương trình CAT-kit
Sự đồng cảm cũng được dạy trong hoạt động làm việc theo nhóm – nơi những người xuất sắc và những người còn thiếu sót được làm việc cùng nhau. Điều này không chỉ giúp chúng hiểu được những phẩm chất tích cực của nhau; mà còn nâng đỡ nhau để hoàn thành nhiệm vụ; mà không bị kéo xuống bởi sự cạnh tranh lẫn nhau.
Một chương trình phổ biến khác được gọi là CAT-kit. Trong chương trình này, mục đích là cải thiện nhận thức về cảm xúc và sự đồng cảm; bằng cách tập trung vào cách trình bày rõ ràng kinh nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc và giác quan, The Atlantic đưa tin.
Bộ CAT-kit gồm các thẻ hình ảnh về khuôn mặt, que đo để đánh giá cường độ cảm xúc và hình ảnh về cơ thể; để trẻ em có thể hiểu được cảm xúc đang thể hiện; trong khi cũng học các khái niệm cảm xúc của chính mình và người khác. Trong môi trường lớp học, cùng với người điều hành; trẻ em được dạy không nên phán xét mà cần thừa nhận và tôn trọng những tình cảm này.
Ý kiến từ chuyên gia
“Một đứa trẻ vốn có năng khiếu toán học bẩm sinh; nếu không học cách cộng tác với các bạn thì sẽ không tiến xa hơn được. Bởi vì chúng sẽ cần giúp đỡ trong các môn học khác. Đó là một bài học tuyệt vời để dạy trẻ em ngay từ khi còn nhỏ; vì không ai có thể trải qua cuộc sống một mình” , Jessica Alexander, tác giả của cuốn sách The Danish Way of Parenting: What the Happiest People in the World Know About Raising Confident, Capable Kids (Tạm dịch: Cách nuôi dạy con cái của người Đan Mạch: Điều người hạnh phúc nhất thế giới biết về việc nuôi dạy những đứa trẻ tự tin, có năng lực)
Cô ấy nói thêm, “Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi bạn giải thích điều gì đó với ai đó – chẳng hạn như một bài toán chẳng hạn – bạn không chỉ học chủ đề đó tốt hơn nhiều so với việc bạn tự học thuộc lòng; mà còn xây dựng kỹ năng đồng cảm và củng cố kỹ năng đó hơn nữa; bằng cách phải cẩn thận về cách người kia tiếp nhận thông tin; và phải đặt mình vào vị trí của họ để hiểu những suy nghĩ của họ”.
Phương pháp hiệu quả nhất để xã hội không có tội phạm, tham nhũng và các vấn đề tệ nạn khác đó là nuôi dạy một thế hệ trẻ có tấm lòng đồng cảm.
Theo edu.thinking-minds
Xem thêm: