Liên cầu khuẩn nhóm A thường được biết là nguyên nhân gây các bệnh nhiễm trùng nhẹ do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn và bệnh chốc da (impetigo). Tuy nhiên, các chủng liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn và nguy hiểm hơn đã gia tăng. Vào tháng 4, ở một số quốc gia—bao gồm Hoa Kỳ – chứng kiến sự gia tăng bất thường các trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A và tinh hồng nhiệt so với thời điểm trước đại dịch. Trong khi đó, thuốc kháng sinh thường được kê đơn để điều trị liên cầu khuẩn nhóm A lại thiếu hụt bất thường, theo Epoch Health.
Tóm tắt nội dung
Đặc điểm của liên cầu khuẩn nhóm A
Còn được gọi là Strep A hoặc GAS, liên cầu khuẩn nhóm A là một nhóm vi khuẩn gây ra nhiều bệnh khác nhau, phổ biến nhất là viêm họng liên cầu khuẩn và bệnh chốc da. Ước tính có khoảng 700 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm và nửa triệu người chết. Nói chung, việc nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A có chung một số triệu chứng như đau họng, phát ban sần trên da, đóng vảy hoặc lở loét, đau và sưng tứ chi, đau nhức cơ, v.v.
Chúng ta hãy xem kỹ một số các triệu chứng.
Bệnh chốc còn được gọi là chốc lở đường do vi khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A gây ra. Các tổn thương loét trên da hình thành vảy hoặc vảy màu vàng khi vết loét lành. Bệnh chốc gây ngứa và trông rất đáng sợ nhưng thường sẽ hết sau vài ngày.
Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn có biểu hiện lâm sàng đa dạng hơn. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm sốt, đau họng, má đỏ, amidan sưng tấy có mảng trắng, v.v. Viêm họng do liên cầu khuẩn mặc dù có các triệu chứng tương tự như cúm nhưng không phải do virus gây ra mà là do vi khuẩn. Người lớn tuổi có vấn đề về da (chẳng hạn như thiếu máu hoặc suy nhược) hoặc mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường có nguy cơ cao hơn. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, liên cầu khuẩn nhóm A gây ra khoảng 5,2 triệu ca viêm họng do liên cầu khuẩn, 14.000 đến 25.000 ca lây nhiễm và 1.500 đến 2.300 ca tử vong, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).
Sốt tinh hồng nhiệt
Viêm họng do liên cầu khuẩn có thể tiến triển xấu thành một bệnh nghiêm trọng gọi là sốt tinh hồng nhiệt. Bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi và gây phát ban đỏ trên cả cơ thể bệnh nhân—do đó có tên là “sốt tinh hồng nhiệt.” Sốt tinh hồng nhiệt thường gây sốt cao, lưỡi đỏ, đau nhức cơ cùng với sưng hạch bạch huyết và khó nuốt khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn.
Nói chung, tất cả các bệnh do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh, tuy nhiên có một số triệu chứng mà bạn cần lưu ý khi mắc sốt tinh hồng nhiệt và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các triệu chứng bao gồm khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, suy nhược hoặc đau ngực. Thông thường tốt hơn là nên được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt vì rất khó dự đoán tiến triển của bệnh.
Thật không may, liên cầu khuẩn nhóm A còn gây ra nhiều biến chứng nặng nề khác. Những vi khuẩn gram âm này còn được biết đến là nguyên nhân gây ra hội chứng sốc nhiễm độc Streptococcal—dẫn đến huyết áp thấp và suy đa cơ quan—cũng như viêm cân mạc hoại tử, còn được gọi là vi khuẩn ăn thịt người. Các triệu chứng ban đầu của vi khuẩn ăn thịt người bao gồm xuất hiện vùng da đỏ, ấm hoặc sưng lan nhanh, cũng như đau dữ dội, thường kèm theo sốt trong giai đoạn đầu. Sau đó, da có thể đổi màu khi có mủ, loét, mụn nước hoặc bắt đầu xuất hiện đốm đen trên vùng bị nhiễm bệnh.
Những dạng liên cầu khuẩn nhóm A nghiêm trọng hơn này là do nhiễm liên cầu nhóm A xâm lấn gây ra. Tỷ lệ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn cũng gia tăng.
Liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn gia tăng khi thiếu kháng sinh
Vào tháng 4, liên cầu khuẩn nhóm A đã gia tăng trên phạm vi quốc tế, ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ em dưới 10 tuổi. Các dạng xâm lấn của liên cầu khuẩn nhóm A là một vấn đề nghiêm trọng cần tính đến. Liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn là khi mầm bệnh đã đến các bộ phận cơ thể mà rất khó tìm thấy vi khuẩn, như máu, cơ sâu và mô mỡ hoặc phổi. Ví dụ, liên cầu khuẩn nhóm A có thể lây nhiễm sang vết thương hở và thông qua vết hở trên da để xuyên qua da thịt theo đúng nghĩa đen và gây tổn thương nghiêm trọng trong một thời gian ngắn.
Tiến triển của bệnh có thể vô cùng nhanh. Đã có trường hợp một bệnh nhi 5 tuổi ở Anh bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A được nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Ba ngày sau khi được chẩn đoán và đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, bé gái đã qua đời. Trường hợp đáng tiếc này không phải là hy hữu.
Thông thường nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn và uống nhiều nước. Tuy nhiên, đối với các dạng bệnh nghiêm trọng hơn, cần phải dùng kháng sinh. Các loại kháng sinh được lựa chọn để điều trị liên cầu khuẩn nhóm A là amoxicillin và penicillin, tuy nhiên nhiều công ty dược phẩm đã báo cáo có sự thiếu hụt lớn amoxicillin.
Trước đây, các bác sĩ thường sử dụng erythromycin và azithromycin để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn, đặc biệt ở những người dị ứng với penicillin. Tuy nhiên, sự gia tăng đề kháng với erythromycin và các macrolide khác, cũng như với clindamycin, đã làm thay đổi cục diện của thuốc kháng sinh.
Trên thực tế, tỷ lệ nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn kháng với erythromycin đã tăng gần gấp ba lần trong tám năm. Trong sáu năm kể từ Báo cáo cảnh giác dược về kháng kháng sinh (AR) đầu tiên của CDC vào năm 2013 đến báo cáo mới nhất vào năm 2019, số ca nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn đã tăng thêm 4,100 ca trong khi số ca tử vong tăng thêm 290 ca. Mức độ điều trị của liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn hiện được coi là “đáng lo ngại”.
Nhiều bác sĩ phải sử dụng amoxicillin để điều trị do sự gia tăng nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A kháng erythromycin. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu tháng 02/2023 cho thấy tình trạng thiếu hụt amoxicillin trên toàn nước Mỹ—được công chúng chú ý vào tháng 11/2022—vẫn đang tiếp diễn, vì 73% người tham gia khảo sát đã báo cáo tình trạng thiếu thuốc kháng sinh tại nơi làm việc của họ trong 45 ngày gần nhất.
Một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng thiếu amoxicillin là do chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong đại dịch COVID. Do đó, trong cuộc khảo sát nói trên, cứ 10 người được hỏi thì có 9 người tin rằng chính phủ nên chú trọng hơn vào việc sản xuất và phân phối amoxicillin tại Hoa Kỳ, thay vì mua từ nước ngoài.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng tiết lộ những lỗ hổng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe
Một dược sĩ được khảo sát cho biết: “Đất nước này thực sự cần chú ý nhiều hơn đến việc đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho công dân. Không có khả năng mua ngay cả những loại thuốc cơ bản nhất thì những vấn đề phức tạp hơn sao bệnh nhân cảm thấy an toàn được?”
Amoxicillin được sản xuất hoàn toàn trong nước (Mỹ) sẽ có giá cao hơn từ 5 đến 10% so với nếu Hoa Kỳ mua từ nước ngoài, nhưng hơn 90% dược sĩ đồng ý phần nào và 70% dược sĩ đồng ý mạnh mẽ rằng việc tăng giá nhẹ là chấp nhận được cho một loại thuốc thiết yếu như vậy—đặc biệt là ở Hoa Kỳ, nơi mà số tiền quốc gia chi hàng năm cho việc chăm sóc sức khỏe vượt quá 4 nghìn tỷ đô la.
Sự phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng thuốc nước ngoài đã trở thành một vấn đề an ninh quốc gia. Nhiều loại kháng sinh từng được sản xuất tại Hoa Kỳ nhưng đến năm 2019, 80% hoạt chất dược phẩm (API) đối với các loại thuốc như amoxicillin đều đến từ nước ngoài, phần lớn trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, Trung Quốc hiện chiếm 95% thuốc ibuprofen, 91% thuốc hydrocortisone, 70% thuốc acetaminophen, 40 đến 45% thuốc penicillin và 40% thuốc heparin nhập khẩu.
Nếu chế độ cộng sản Trung Quốc là đối thủ chính của Hoa Kỳ về mặt an ninh quốc gia thì đó chẳng phải là mối đe dọa hiện hữu tàn khốc khi mà Hoa Kỳ quá phụ thuộc vào nó về nguồn cung cấp thuốc cơ bản sao? Tiến sĩ Rosemary Gibson đã viết một cuốn sách tuyệt vời, “Trung Quốc RX: Phơi bày những rủi ro về sự phụ thuộc của Hoa Kỳ vào Trung Quốc trong y tế.” Đây chắc chắn là cuốn sách phải đọc đối với những người làm trong lĩnh vực an ninh quốc gia.
Có thể bạn quan tâm: