Đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã đẩy cuộc chiến tranh lạnh Trung – Mỹ vào tình trạng căng thẳng hơn. Đặc biệt là mức độ gây hấn chưa từng có trong thời gian gần đây của Bắc Kinh. Trung Quốc đang cố tình làm suy yếu địa vị siêu cường quốc của Mỹ.

Chiến tranh lạnh toàn diện – ý tưởng từ sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra vắc-xin phòng chống coronavirus; đây được xem như là hy vọng để chấm dứt đại dịch. Nhưng các chuyên gia ngoại giao cho rằng cuộc chiến giữa Bắc Kinh và Washington có thể lên cao trào trong thời kỳ hậu COVID-19.

Theo The Washington Times, chính quyền Trump đã thay đổi nhiều chính sách của Mỹ với Trung Quốc, từ trước khi xảy ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Nhưng Hoa Kỳ đã chậm trễ. Chính giới Hoa Kỳ đã sai lầm khi tin rằng: Trung Quốc sẽ dân chủ hơn khi thịnh vượng hơn nhờ sự hỗ trợ và hậu thuẫn của Mỹ. 

Clifford D. May, chủ tịch Quỹ Bảo vệ các nền dân chủ, cho biết: “Hiện chúng ta đang trải qua một cuộc chiến tranh lạnh toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc.”

Ngoại trưởng Mike Pompeo đồng thuận ý tưởng về một cuộc chiến tranh lạnh. Ông cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể là một đối thủ đáng gờm, thậm chí hơn cả Liên Xô. 

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể là một đối thủ đáng gờm, thậm chí hơn cả Liên Xô.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo rằng Bắc Kinh có thể là một đối thủ đáng gờm, thậm chí hơn cả Liên Xô.
Nguồn ảnh: Associated Press 

Trong bài phát biểu tháng 9 tại Cộng Hòa Séc, ông Pompeo nói rằng: “Những gì đang diễn ra không phải là Chiến tranh lạnh 2.0, mối đe dọa từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) còn tồi tệ hơn. Họ [ĐCSTQ] đã có mặt trong nền kinh tế, nền chính trị, trong xã hội của Hoa Kỳ, theo cách mà Liên Xô chưa từng có.”

Hình ảnh của Trung Quốc ngày càng xấu đi trong mắt quốc tế

Danh tiếng Trung Quốc giảm sút kể từ khi họ trì hoãn thời gian công bố dịch Vũ Hán. Nhiều người xem đó là sự ngạo mạn có chủ đích của chính quyền Bắc Kinh. Thời điểm đó, Trung Quốc đang là nhà cung cấp trang thiết bị y tế hàng đầu thế giới. 

Cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd nói rằng: “Việc Trung Quốc xem việc phân phối thiết bị y tế cá nhân (PPE) như một công cụ ngoại giao đã bị phản tác dụng.” Trung Quốc đưa ra điều kiện để nhận được hỗ trợ PPE là các nước phải phục tùng Bắc Kinh. Điều này khiến các quốc gia đón nhận một cách thiếu thiện cảm. 

Đối phó với khả năng khan hiếm thiết bị y tế cá nhân, chính quyền Trump đã kêu gọi nội địa hóa việc sản xuất các sản phẩm y tế tại Hoa Kỳ. 

Bắc Kinh trở nên hung hăng hơn 

Mặc dù đại dịch Vũ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc, các quan chức Trung Quốc cho rằng đó không thuộc trách nhiệm của họ. Trung Quốc cho rằng Washington phải chịu trách nhiệm về sự lây lan tại Hoa Kỳ. Họ tự tuyên bố hệ thống của Trung Quốc hoạt động hiệu quả trong việc hạn chế đại dịch.

Trung Quốc cũng tỏ ra hung hãn hơn khi gia tăng sức mạnh quân đội tại Hồng Kong, Đài Loan và khu vực Biển Đông. Hành động này được cho là thăm dò động thái của Hoa Kỳ đối với các khu vực nhạy cảm trên. 

Theo Tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, quân đội Trung Quốc đang tăng cường tần suất hoạt động xung quanh Đài Loan, bãi đá ngầm và các đảo tranh chấp tại Biển Đông. 

Quân đội Trung Quốc đang tăng cường tần suất hoạt động xung quanh Đài Loan, bãi đá ngầm và các đảo tranh chấp tại Biển Đông. Nguồn ảnh: AMTI

Các quan chứng Hoa Kỳ dự đoán rằng, các động thái quân sự này sẽ gia tăng trước kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCS Trung Quốc vào tháng 7 năm 2021.

Kế hoạch “Vành đai và Con đường” đầy tham vọng của Trung Quốc

Chính quyền Trump cảnh báo rằng ĐCSTQ có tham vọng bá quyền toàn cầu. Họ đề cập đến việc Bắc Kinh đã mở rộng chiến dịch “Vành đai và Con đường” thông qua các khoản vay cho một số quốc gia thuộc dự án. 

Mở rộng chiến dịch “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc ngày càng có vị thế của một cường quốc.
Nguồn ảnh: CLBRIEF

Trung Quốc có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chỉ bằng ⅔ của Hoa Kỳ, khoảng 13,4 nghìn tỷ USD. Nhưng kể từ năm 2013, Chủ tich Tập Cận Bình công bố chiến dịch “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc ngày càng có vị thế của một cường quốc. 

Chiến dịch đã giúp Bắc Kinh có một mạng lưới các giao dịch rộng lớn. Thông qua khoản vay hơn 100 tỷ USD, Bắc Kinh đã cho hơn 100 quốc gia vay để tài trợ cho các tuyến đường, cảng và đường sắt.

Các quan chức Mỹ cáo buộc rằng hành động này có thể là bẫy rập. Các khoản vay nhắm vào các quốc gia có khả năng trả nợ kém. Khi họ mất khả năng trả nợ, Bắc Kinh có thể đề nghị cứu trợ bằng cách trao đổi quyền kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Trong thập niên qua, Trung Quốc đã trở thành nguồn tài trợ các khoản vay cho các nước ở Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh và một số quốc gia ở Châu Âu. Nó đã dần dần thay thế cho nguồn vay vốn do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tài trợ. 

Nghi ngờ của chính giới với đội ngũ của Ứng viên Tổng thống Joe Biden

Clifford D. May, người thường xuyên viết chuyên mục quan điểm cho The Washington Times nói: “Có lẽ bản thân Biden chưa nhận ra đó là một cuộc chiến tranh lạnh.”

Phía Đảng Cộng Hòa lại tỏ ra nghi ngờ đối với Joe Biden. Đặc biệt khi báo chí gần đây phơi bày các vụ hối lộ tham nhũng của con trai ông tại Bắc Kinh.

Điểm mấu chốt là vấn đề pháp lý của Hunter Biden có khả năng ảnh hưởng đến chính sách của Joe Biden dành cho Bắc Kinh. Gần đây, Hunter Biden cũng thừa nhận rằng các khoản thuế đang bị điều tra của anh ta có liên quan đến một cựu quan chức Trung quốc đang ngồi tù vì tham nhũng.

Trong khi đó, ngoại giao “chiến lang” của Trung Quốc lại cho rằng chiến tranh lạnh không thể xảy ra. Trung Quốc kỳ vọng Joe Biden sẽ lên nắm quyền và áp dụng chính sách mềm mỏng hơn so với chính quyền của Tổng thống Trump.