Các thành viên NATO và EU ngày càng lo ngại về cách Ukraine xử lý vũ khí do phương Tây cung cấp. Các quốc gia phương Tây hiện đang tìm cách thiết lập một cơ chế theo dõi đặc biệt, để cố gắng ngăn chặn những vũ khí này bị tuồn vào thị trường chợ đen của châu Âu.  

EU và NATO nghi ngờ Ukraine

Theo Financial Times, kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ và các đồng minh ở châu Âu cùng các nước khác đã cam kết hỗ trợ quân sự hơn 10 tỷ USD cho Kiev. Các lô hàng bao gồm nhiều vũ khí nhỏ, cũng như tên lửa chống tăng và phòng không di động.

Một quan chức phương Tây giấu tên nói với Financial Times: “Tất cả những vũ khí này đều tập kết ở miền nam Ba Lan, được vận chuyển đến biên giới và sau đó được chia nhỏ vào các phương tiện khác để lọt qua: xe tải, xe tải, đôi khi là ô tô cá nhân”. 

Những nghi ngờ trên đã lý giải cho việc tại sao EU và NATO muốn Kiev liệt kê danh sách chi tiết cho tất cả các loại vũ khí mà nước này nhận được.

“Kể từ thời điểm đó, chúng tôi bỏ trống thông tin về vị trí của chúng và chúng tôi không biết chúng đi đâu, sử dụng ở đâu hay thậm chí chúng có ở lại trong nước hay không”, quan chức này nói thêm. 

Theo Europol, cơ quan thực thi pháp luật của EU, một số vũ khí có thể đã rời khỏi Ukraine và tìm đường trở lại châu Âu.

Ukraine: Trung tâm buôn lậu vũ khí?

Vào tháng 4, Europol cảnh báo rằng các cuộc điều tra của họ cho thấy vũ khí đã được buôn bán ra khỏi Ukraine và tuồn ngược lại EU để cung cấp cho các nhóm tội phạm có tổ chức. 

Europol cho biết vào thời điểm đó, cuộc xung đột ở Ukraine “đã dẫn đến việc phổ biến một số lượng đáng kể vũ khí và chất nổ ở nước này”.

Europol tỏ ra đặc biệt lo ngại rằng, chính quyền Ukraine đã từ bỏ thông lệ lưu giữ “sổ đăng ký vũ khí được giao cho dân thường” khi cuộc xung đột Nga – Ukraine nổ ra. 

Cơ quan này cho biết: “Các loại súng đã được phân phối mà không có hồ sơ kể từ đó”, đồng thời kêu gọi lập một sổ đăng ký tương tự cho tất cả vũ khí và vật liệu quân sự được chuyển từ EU sang Ukraine.

Chính quyền Kiev phủ nhận nước này trở thành “một trung tâm buôn lậu vũ khí chính”. Theo Yury Sak, cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine tuyên bố, “bất kỳ hoạt động vận chuyển vũ khí nào vào Ukraine hay ra khỏi Ukraine… đều được Ukraine và các đối tác quốc tế của chúng tôi theo dõi và giám sát rất chặt chẽ.”

Vũ khí vác vai do Mỹ và EU viện trợ quân sự cho Ukraine (Ảnh chụp màn hình AP).

Mỹ tin tưởng Ukraine?

Bonnie Denise Jenkins, Thứ trưởng Phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế của Mỹ cho biết: “Chúng tôi tin tưởng vào cam kết của chính phủ Ukraine trong việc bảo vệ và giải quyết một cách thích hợp đối với [vũ khí] của Mỹ”

Tuy nhiên trong khi quan chức Mỹ này nói rằng tin tưởng chính quyền Kiev, thì ông này lại thừa nhận rằng triển vọng vũ khí Mỹ rơi vào tay kẻ xấu là “một trong những cân nhắc” do “tình hình đầy thách thức” trên thực tế.

Có vẻ Mỹ khá mâu thuẫn và không muốn thừa nhận thực tế hàng tỷ đô la vũ khí nước này viện trợ cho Ukraine bị biến vào “hư không”. Vào tháng 4, các quan chức Mỹ từng thừa nhận không có cách nào để theo dõi các lô vũ khí viện trợ cho Ukraine, và lo ngại số khí tài này sẽ rơi vào tay các nhóm vũ trang khác. 

Theo CNN, với hàng tỷ đô la vũ khí và thiết bị đổ vào Ukraine, chính quyền Biden đã tính đến nguy cơ “một số vũ khí trong số đó có thể rơi vào tay các quân đội và dân quân khác mà Mỹ không có ý định trang bị”

Một quan chức Mỹ nói:” Chúng tôi nắm được tình hình chính xác trong thời gian ngắn, nhưng khi chúng được chuyển vào vùng “sương mù” chiến tranh thì gần như không còn thông tin gì. Nó giống như một cái hố đen”. 

Một quan chức quốc phòng Mỹ thừa nhận: “Tôi không thể cho bạn biết chúng (vũ khí) đang ở đâu ở Ukraine và liệu người Ukraine có đang sử dụng chúng vào thời điểm này hay không”. “Họ không cho chúng tôi biết số đạn họ bắn ra và nạp vào lúc nào. Chúng tôi có thể không bao giờ biết chính xác họ đã sử dụng chúng ở mức độ nào”. 

Ukraine làm mọi cách để nhận được viện trợ

Không những vậy, các quan chức Mỹ và NATO thừa nhận đã phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn tin do Ukraine cung cấp.  Họ cho biết chính quyền Kiev chỉ cung cấp những thông tin “có lợi” để giúp nước này nhận được thêm nhiều viện trợ hơn và nhận được sự hỗ trợ ngoại giao của phương Tây nhiều hơn.

Cũng theo CNN, một nguồn tin tình báo Mỹ cho biết: “Trong xung đột, mọi thứ họ (Ukraine) nói và làm công khai đều được thiết kế để giành lợi thế. Mọi thông cáo, mọi cuộc phỏng vấn, mọi lần xuất hiện của Tổng thống Volodymyr Zelensky đều là chiến dịch thông tin”. 

Trong khi ấy, các đồng minh châu Âu của Mỹ dường như ít chắc chắn hơn. Theo Financial Times, Bộ trưởng Quốc phòng Séc Jana Cernochova nói  với truyền thông rằng: “Thật khó để tránh nạn buôn bán hoặc buôn lậu. Chúng tôi không ngăn được việc này ở Nam Tư cũ và có lẽ sẽ không tránh được điều đó ở Ukraine”. 

Bộ trưởng Quốc phòng Séc nói rằng, bà tin tưởng các nước tài trợ là Mỹ và EU đang thực hiện tất cả các bước cần thiết để theo dõi vũ khí, nhưng cảnh báo sẽ không thể theo dõi từng loại vũ khí. 

Có thể bạn quan tâm: