Nền văn minh Maya là một bí ẩn ngay cả với những nhà khoa học. Gần đây trên mạng Internet xuất hiện bức ảnh chụp bức tượng có khuôn mặt giống như một mã QR gây xôn xao, được cho là xuất phát từ nền văn minh này.

Nền văn minh kỳ bí, đầy sáng tạo

Kiến trúc Kim tự tháp cổ Phetan – Maya (ảnh chụp màn hình: CafeLand).

Văn minh Maya là một nền văn minh Trung Bộ châu Mỹ cách đây hơn 5.000 năm trước. Được phân bố ở khu vực phía đông nam Mexico, toàn bộ Guatemala và Belize, phía tây của Honduras và El Salvador ngày nay.

Một trong những thành tựu đáng ghi nhận của nền văn minh Maya đó là phát triển hệ thống chữ viết rất sớm, được cho là ngôn ngữ chữ viết được biết đến duy nhất ở Trung Mỹ vào khoảng 150-250 TCN. Nó là một chuỗi của các ký hiệu âm và dấu tốc ký. Hệ thống chữ viết của người Maya có hơn 1000 ký hiệu khác nhau.

Vua Maya thời Cổ đại được dân coi là người trung gian giữa cõi phàm trần và cõi siêu nhiên. Vương quyền theo chế độ phụ hệ, cha truyền con nối. Một vị thái tử được kỳ vọng sẽ là một nhà lãnh đạo chinh phạt thành công. 

Nhờ có hệ thống chữ viết mà người Maya đã viết sách về các vị thần, người đứng đầu, về cuộc sống và những sự kiện đặc biệt của họ. Những cuốn sách của người Maya được làm từ vỏ cây, tuy còn mang tính tượng hình nhưng chữ viết của họ đã tiến xa hơn chữ tượng hình của nền văn minh Ai Cập.

Vương quốc Maya tuy tồn tại chưa lâu nhưng đã tạo ra những thành tựu to lớn, cũng như nghệ thuật, kiến ​​trúc, toán học, lịch, và thuật chiêm tinh rất phát triển.

Sắc phục độc đáo của người Maya (ảnh chụp màn hình: CafeLand).

Người Maya tính được 1 năm có 365 ngày mà không cần các phương tiện khoa học hiện đại

Các nhà nghiên cứu hiện nay chưa tìm ra đáp án: Làm thế nào người Maya tính được con số 365 ngày cho một năm?

Trong khi đó, bằng các phương pháp tính hiện đại, đội nghiên cứu tìm ra kết quả là cũng là 365 ngày, có dư một chút ở phần thập phân. Nếu chỉ tính toán bằng cách quan sát thiên văn, người Maya cổ đã phải tiến hành quan sát chuyển động của các tinh thể trong vòng 10.000 năm.

Có thể nói, người Maya sở hữu những nhà toán học, thiên văn học vĩ đại nhất trong thế giới cổ đại. Có ý kiến cho rằng người Maya cổ đã sử dụng hệ đếm nhị thập phân và ngũ phân để khám phá ra một năm có 365 ngày. Thậm chí, họ còn tính được khoảng thời gian đủ để Trái đất quay một vòng quanh Mặt trời.

Lịch pháp của người Maya (ảnh: pixabay).

Người Maya từng đặt ra một năm có 18 tháng, mỗi tháng có 20 ngày, tháng cuối có thêm 5 ngày. Tổng cộng, ta tính được 365 ngày/năm.

Bên cạnh đó, họ còn tính được chu kỳ quay quanh Mặt trời của sao Kim là 584 ngày. Cho đến ngày nay, các nhà khoa học đã tính toán được một năm ở sao Kim là 583,92 ngày. Tiếp tục so sánh 2 con số trên, ta thấy người Maya đã phương pháp tính lịch vô cùng chuẩn xác mà không cần bất cứ phương tiện hiện đại nào như khoa học ngày nay.

Văn minh phát triển nhưng nhanh chóng suy tàn, cư dân cũng dần biến mất

Giả thuyết người Maya có liên quan đến người ngoài hành tinh (ảnh minh hoạ: vanhoagiaoduc).

Vào giữa thời kỳ thịnh vượng, nền văn minh Maya đã suy tàn nhanh chóng. Vào thế kỷ thứ VIII sau công nguyên, người Maya lần lượt ly khai khỏi các thành phố, để lại nhiều vùng đất đang xây dựng. Các nhóm di cư lên phía bắc và nền văn minh Maya dần tàn lụi.

Có nhiều quan điểm khác nhau về sự sụp đổ đột ngột của nền văn minh Maya. Một số cho rằng, người Maya luôn tiếp xúc với “người ngoài hành tinh” nên có thể đoán trước được tương lai của hàng nghìn năm sau.

Các nhà khảo cổ đã tìm ra cỗ quan tài kỳ lạ của nhà vua. Nó mô tả một người Maya lơ lửng trên không và xung quanh nó là một số hoa văn mới chưa từng thấy trước đây. Điều này dường như xác minh cho giả thiết rằng người Maya có liên quan đến “người ngoài hành tinh”, nên khi “lời tiên tri” về nền văn minh Maya xuất hiện trở lại, nhiều người đã phát tín hiệu tự tin.

Người Maya bị bỏ rơi bởi vị thần thủ hộ của chính họ?

Chàng thanh niên hậu duệ của người Maya đang nhảy múa (ảnh: vanhoagiaoduc).

Tuy vậy, hãy còn một vương quốc Maya độc lập cho tới tận năm 1697 là thành phố đảo Tayasal. Một số giáo sĩ Tây Ban Nha vẫn đến đây và giảng đạo cho vị vua Itza cuối cùng. Vương quốc Itza rơi vào ách thống trị của Tây Ban Nha từ tháng 3/1697.

Ngoài ra, còn một giả thiết ly kỳ khác: Tổ tiên người Maya từng gặp “Thần Mặt Trời”. Thần có hứa nếu người Maya xây xong các công trình kiến trúc lớn đúng theo chu kỳ của lịch Maya thì sau này thần sẽ trở lại với họ. Vì lời hứa này, người Maya đã xây nhiều kim tự tháp và đền thờ, với ước mong thần sẽ trở về ngự trị.

Thời gian trôi qua, họ thất vọng rồi chuyển sang hoài nghi. Họ tự hỏi có phải cách tính lịch của họ có sai sót hay không mà Thần vẫn chưa xuất hiện? Cuối cùng, trong tâm trạng hoang mang, họ đã rời bỏ thành phố. Họ ra đi và dừng chân ở vùng đất ngày nay là Nam Mẽicco, Belize, Honduras, El Salvador và Guatemala.

Hiện có khoảng gần 30 triệu hậu duệ của nền văn minh Maya còn tồn tại ở những quốc gia này. Nơi này được cho là nơi người bản địa Maya sinh sống phổ biến nhất, theo baoquocte.

“Mã QR” trên tượng đá

Khối hình vuông tương tự như mã QR thay thế cho đầu bức tượng cổ (ảnh chụp màn hình: trithuctre).

Tàn tích của người Maya cổ đại ở Mexico có mặt tại hầu hết các nơi. Nhưng trong đó chỉ có một số ít được khai quật và những hiện vật vô giá của họ được đặt trong các bảo tàng trên khắp Mexico.

Tuy nhiên, một hiện vật trong đó làm cho nhiều người cảm thấy kinh ngạc là bức tượng có khuôn mặt giống với mã quét QR thời hiện đại. Có giả thuyết cho rằng mục đích của việc tạo ra bức tượng này vào thời điểm đó là cho phép con người hàng ngàn năm sau sử dụng nó như một mã quét. Mà chúng ta vẫn đang sử dụng trong xã hội hiện đại để quét vào các thiết bị thông minh.

Các chuyên gia còn kết luận, nó dường như ẩn chứa lời cảnh báo về một điều gì đó, có thể là một thảm họa sắp xảy ra trong tương lai.

Thật đáng ngạc nhiên, mã QR chỉ mới được phát minh vào năm 1980. Bằng cách nào người Maya có thể tạo ra bức tượng có khuôn mặt trông giống mã quét QR đến vậy?

Một mã QR của người hiện đại chúng ta ngày nay (ảnh chụp màn hình: AD).

Sự thật được hé lộ?

Nhiều người đã cố gắng quét “mã” này nhưng không có kết quả. Ngoài ra, không ít người đã tìm kiếm hình ảnh của bức tượng này trên Google… nhưng họ đã tìm thấy hàng trăm bức ảnh có mã QR khác nhau được gắn trên khuôn mặt của bức tượng.

 Sau khi nghiên cứu thêm bởi các nhân viên liên quan của bảo tàng địa phương ở Mexico, người ta phát hiện ra rằng những bức tượng đá này không phải là di tích văn hóa của tàn tích Maya, mà đã được cố tình sao chép. Những bức tượng đá này đều do một đại lý đồ điện tử ở địa phương làm ra.

Như vậy, bí ẩn về “mã QR” trên các bức tượng của người Maya đã được giải đáp. Mặc dù sự thật khá vô lý nhưng điều đó cũng cho thấy tình yêu và sự quan tâm của vô số người đối với văn hóa Maya.

Nền văn minh Maya đã biến mất hàng nghìn năm nhưng vẫn có những người bị ám ảnh bởi nó và không ngừng muốn khám phá bí ẩn. Hy vọng thời gian tới, chúng ta có thể hiểu thêm nhiều câu chuyện về nền văn minh Maya này.

Tulum – được sử dụng làm hải cảng khi nền văn minh Maya bắt đầu suy tàn (ảnh: Pinterest).

Có thể bạn quan tâm:

Từ Khóa: