Nga bài binh bố trận trên bàn cờ địa chính trị. Để kìm hãm Trung Quốc và Nhật Bản, Nga đã làm nóng mối quan hệ với Triều Tiên, vốn bị coi là hờ hững lạnh nhạt. Trong khi mối quan hệ của Nga-Triều Tiên đang có dấu hiệu tích cực, thì Trung Quốc lại có động thái đẩy Triều Tiên về phía Nga. Triều Tiên liên tiếp phỏng thử tên lửa đạn đạo nhằm gửi thông điệp tới Trung Quốc và Nhật Bản.

Hôm 7/5, Triều Tiên phóng một vật thể nghi là tên lửa đạn đạo ra biển, đánh dấu vụ thử vũ khí thứ hai trong vòng một tuần qua.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo nhận định đây có thể là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) được khai hỏa từ thành phố cảng miền đông Sinpo. Quân đội Hàn Quốc sau đó cho biết tên lửa bay được 600 km và đạt độ cao tối đa 60 km.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho rằng đây là tên lửa đạn đạo, cho biết quả đạn rơi xuống biển ở khu vực ngoài vùng đặc quyền kinh tế nước này. 

Đáng chú ý là vụ phóng của Triều Tiên diễn ra vào thời điểm khá nhạy cảm. Trung Quốc có dấu hiệu đạt được thỏa thuận ngầm với chính quyền Biden và bẻ lái chống lại Nga. Còn Nga thì cần phải có lá bài của mình để phòng thủ trước việc Trung Quốc và Mỹ bắt tay với nhau.

Động thái của Triều Tiên có lợi cho Nga như thế nào? Nó có tác dụng răn đe Trung Quốc hay không?

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu về mối quan hệ Nga-Triều Tiên từ lịch sử cho tới nay để giải thích cho câu hỏi tại sao Triều Tiên đứng về phía Moscow trong cuộc chiến ở Ukraine.

Chặng đường của mối quan hệ Nga-Triều Tiên 

Triều Tiên, một quốc gia đã tìm thấy trong cuộc xung đột ở Ukraine một cơ hội để thổi luồng sinh khí mới vào mối quan hệ với Nga vốn có phần tẻ nhạt.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thị sát Điện Kremlin ở Moscow ngày 5 tháng 6 năm 2019 (ảnh: Điện Kremlin). Giới quan sát cho rằng cuộc xâm lược Ukraine của ông Putin vào tháng 2 năm 2022 đã đặt ra những thách thức cho Trung Quốc.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thị sát Điện Kremlin ở Moscow ngày 5 tháng 6 năm 2019 (ảnh: Điện Kremlin). Giới quan sát cho rằng cuộc xâm lược Ukraine của ông Putin vào tháng 2 năm 2022 đã đặt ra những thách thức cho Trung Quốc.

Triều Tiên nằm trong số 5 quốc gia phản đối nghị quyết lên án Nga xâm lược Ukraine trong cuộc họp đặc biệt khẩn cấp hồi tháng 3 của Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên. 

Trong quá khứ, Triều Tiên từng có mối quan hệ thân thiết với Nga. Dưới sự lãnh đạo của Kim Nhật Thành (Kim Il Sung), đất nước bị tàn phá bởi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã được xây dựng lại nhờ viện trợ của Liên Xô.

Vào khoảng thời gian đó, Kim Il Sung đã từng nói rằng “tất cả các sản phẩm của đất nước chúng tôi, cho đến từng chiếc đinh vít, đều được sản xuất tại Liên Xô.”

Tuy nhiên, giai đoạn nồng ấm đã bắt đầu nguội lạnh. Sau đó các quan chức đã gỡ bỏ bức chân dung của Stalin được trưng bày ở khu trung tâm của Bình Nhưỡng. Khi Triều Tiên trở nên tự chủ hơn, nước này cũng loại bỏ hình ảnh của Vladimir Lenin khỏi thủ đô của mình vào những năm 1970.

Bất chấp sự khác biệt về lập trường chính trị, khi này Liên Xô vẫn tiếp tục hỗ trợ Triều Tiên, chẳng hạn như thông qua phát triển hạt nhân và tên lửa và các hình thức hợp tác quân sự khác, cũng như xuất khẩu tài nguyên năng lượng với giá hữu nghị. Thậm chí thời điểm đó người ta còn thảo luận về một thỏa thuận bí mật cho phép các quan chức cấp cao của Triều Tiên nhận được các phương pháp điều trị y tế tiên tiến miễn phí mà ở nước họ khó có  thể thực hiện được.

Nhưng mối quan hệ chặt chẽ giữa các chế độ cộng sản đột ngột thay đổi vào cuối Chiến tranh Lạnh.

Gần như tất cả các chương trình hỗ trợ kinh tế đã bị tạm dừng sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Món quà duy nhất còn lại là một phần của các hoạt động nhân đạo ví như việc xuất khẩu hàng năm 10.000 tấn bột mì.

Kể từ cuộc khủng hoảng hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên vào những năm 1990, Chính phủ Nga đã tiếp tục từ chối gửi hỗ trợ quân sự cho Bình Nhưỡng. Triều Tiên đã nhiều lần tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga về cung cấp máy bay chiến đấu và cho phép Bình Nhưỡng mua hệ thống tên lửa S-300 để phòng không cũng như giúp Triều Tiên thiết kế tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên Nga đã không cam kết hợp tác.

Triều Tiên đã nhiều lần vươn cành ô liu của mình về phía Nga để làm dịu đi mối quan hệ căng thẳng. Về mặt chiến lược mà nói, Triều Tiên không có gì hấp dẫn Nga, những thứ mà Triều Tiên có thể chào mời Nga chỉ là hải sản và khoáng sản, mà những thứ đó thì lại không thiếu ở Nga. Cho nên, không khó để lý giải thái độ hờ hững của Nga với Triều Tiên. 

Nhưng bây giờ, đã có cơ hội để mối quan hệ Nga-Triều Tiên tan băng giá. Đó là khi căng thẳng gia tăng giữa Nga và các thành viên NATO ở châu Âu, chưa kể đến thái độ giữa Trung Quốc và Mỹ, bên cạnh đó Nhật Bản và Australia, Moscow đã bắt đầu giảm bớt thái độ đối với Bình Nhưỡng.

Cụ thể: Năm 2019, Nga và Trung Quốc đã trình bày một dự thảo của Liên hợp quốc nhằm nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên. Dự thảo kêu gọi dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu đối với các sản phẩm xăng dầu.

Vào ngày 5/3, Triều Tiên đã phóng thêm một tên lửa đạn đạo nữa. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 7/3 đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 trong năm 2022 để thảo luận về các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng. Nhưng Liên Hợp Quốc không thể thông qua tuyên bố lên án Triều Tiên do sự phản đối của Nga và Trung Quốc.

Như vậy có thể thấy, Nga đang xoay trục của mình để sử dụng lá bài Triều Tiên. Nga đang đối mặt với sự thay đổi thái độ của Trung Quốc, hay mối quan hệ căng thẳng với Nhật Bản và cả với Mỹ và NATO. Nhưng nếu Nga chấp nhận cành ô liu mà Triều Tiên đang vươn về phía mình, thì Triều Tiên sẽ là mối lo ngại cho cả Trung Quốc và Nhật Bản. Như vậy lá bài Triều Tiên sẽ giúp Nga kìm hãm 2 con hổ bên cạnh mình.

Mối quan hệ cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt của Trung Quốc-Triều Tiên

Trong thời gian Triều Tiên bị phương Tây cấm vận hoàn toàn, Trung Quốc đóng vai trò là trụ cột của nền kinh tế  nước này. Gần 90% hoạt  động thương mại của Triều tiên là với Trung Quốc. Vì vậy, cách dễ nhất để khiến nền kinh tế Triều Tiên lâm vào cảnh chật vật khó khăn là nhắm vào quan hệ thương mại của nước này. Nói cách khác, bất kỳ quốc gia nào  đe dọa tới nguồn mưu sinh duy nhất của Triều Tiên, thì đó là kẻ thù của nước này. 

Và Trung Quốc đã ra tay làm điều đó. Tờ Business Standard ngày 29/4 đã đưa tin về việc,  Trung Quốc đã đình chỉ giao thông vận tải hàng hóa bằng đường sắt với Triều Tiên khi nước này phải hứng chịu một đợt dịch bệnh nghiêm trọng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nêu rõ tình hình đại dịch ở khu vực Đan Đông của Trung Quốc khiến Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đột ngột đóng cửa biên giới với Triều Tiên.

Từ phải sang trái: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Diễn đàn Vành đai Con đường ngày 14 tháng 5 năm 2017 (ảnh: Điện Kremlin).
Từ phải sang trái: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; Tổng thống Nga Vladimir Putin; Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Diễn đàn Vành đai Con đường ngày 14 tháng 5 năm 2017 (ảnh: Điện Kremlin).

Quan chức Trung Quốc không đề cập đến các chi tiết khác, không đề cập đến các liên kết với Triều Tiên và không tiết lộ khi nào các hạn chế sẽ được dỡ bỏ.

Ngay sau đó, ​​vào ngày 30/4, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cảnh báo rằng Bình Nhưỡng có thể “phủ đầu” sử dụng vũ khí hạt nhân của mình để chống lại các thế lực thù địch. Truyền thông Triều Tiên đưa tin rằng ông Kim đã nói với các sĩ quan quân đội hàng đầu rằng để “duy trì ưu thế tuyệt đối” của các lực lượng vũ trang Triều Tiên, nước này phải có khả năng “ngăn chặn trước và triệt để đồng thời làm thất bại mọi nỗ lực nguy hiểm và động thái đe dọa… nếu cần”.

Ông Kim nói, Bình Nhưỡng nên tiếp tục xây dựng kho vũ khí của mình để có thể có “sức mạnh quân sự áp đảo mà không lực lượng nào trên thế giới có thể khiêu khích”, đồng thời gọi đây là “huyết mạch đảm bảo an ninh của đất nước chúng ta”.

Giờ đây, tuyên bố này của ông Kim Jong Un thực sự gây tò mò vì nhiều lý do. Đầu tiên, nó xảy ra chỉ một ngày sau quyết định đột ngột của Trung Quốc về việc ngừng quan hệ thương mại với Triều Tiên. Thứ hai, nó  giống như lời đe dọa đầy ngụ ý. Tức kiểu nói bâng quơ nhưng không phải là lời nói đùa.

Tuyên bố của ông Kim đã được cố tình gói gọn trong một giọng điệu không rõ ràng, nhằm đưa ra một thông điệp tinh tế nhưng mạnh mẽ tới Trung Quốc vốn là nước láng giềng khổng lồ của mình. Vì hành động của Trung Quốc đã đe dọa lớn đối với nền kinh tế Triều Tiên. Biên giới giữa Triều Tiên và Trung Quốc chỉ được mở vào tháng Giêng năm nay sau hai năm tạm dừng. Tại thời điểm diễn ra đại dịch, nền kinh tế Bắc Triều Tiên rơi vào hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và đất nước  phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.

Giờ đây, với việc Trung Quốc đóng cửa biên giới với Triều Tiên, nước này một lần nữa đứng trước nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu lương thực một lần nữa. Bình Nhưỡng đã rơi vào tình trạng hỗn loạn, và lệnh cấm vận thương mại mới này do Trung Quốc gây ra có thể gây thiệt hại nặng nề cho chính quyền họ Kim.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (ảnh: Flickr).
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (ảnh: Flickr). Giới quan sát cho rằng Nga dùng chiêu bài Triều Tiên để răn đe Trung Quốc.

Hiện tại, cách duy nhất để chính quyền Kim phục hồi nền kinh tế đất nước là tăng cường quan hệ thương mại với Bắc Kinh. Nhưng giờ đây lệnh cấm vận này đã thực sự đánh sập mọi giấc mơ phục hồi nền kinh tế. Những tình cảm chống Trung Quốc đang nổi lên ở Triều Tiên. Sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên ngày càng rõ ràng. 

Trong thời điểm diễn ra đại dịch, khi Trung Quốc không ngừng quảng bá chiến lược ngoại giao vắc xin của mình, thì Triều Tiên đã bác bỏ việc sử dụng vắc xin Trung Quốc cho đợt tiêm chủng của nước này. Đây là một đòn giáng mạnh vào Trung Quốc. Thay vào đó, nước này hy vọng sẽ nhận được vắc xin Sputnik do Nga sản xuất.

Tất cả những mâu thuẫn giữa Trung Quốc-Triều Tiên cho thấy, mối quan hệ đang rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa 2 quốc gia. Vì vậy, những tuyên bố gây hấn gần đây của ông Kim Jong Un chính là lời răn đe với Trung Quốc. 

Đáng chú ý là, những gì Triều Tiên cần ở Trung Quốc, thì Nga lại cũng có thể đáp ứng được. Từ đây, Nga đã loại bỏ tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ra khỏi Triều Tiên. Nếu Trung Quốc hung hăng, thì Nga có thể sử dụng Triều Tiên như một sức ép vì nước này sở hữu vũ khí hạt nhân. Và việc phóng thử tên lửa của Triều Tiên liên tiếp thành công. Đây là tín hiệu răn đe gửi tới Trung Quốc. Triều Tiên có biên giới với Trung Quốc, giờ vũ khí lại đặt ngay cửa nhà, điều này cũng sẽ kìm hãm sự hung hăng của Trung Quốc.

Còn đối với Nhật Bản, chính quyền ông Kishida với chính sách ủng hộ chương trình nghị sự của chính quyền Biden, đó là tiêu diệt nước Nga tới cùng. Hiện cũng đang đau đầu vì an ninh năng lượng và nền kinh tế của Nhật Bản đã sụt giảm nghiêm trọng. Nếu Nhật Bản tiếp tục thực hiện chính sách này, thì Triều Tiên cũng là vấn đề  khiến Nhật Bản phải thận trọng trong đường đi nước bước của mình.