Như chúng ta đã biết, do lịch sử văn minh Trung Hoa lâu đời, những di tích văn hóa do người xưa để lại đã có từ hàng trăm nghìn năm nên luôn có vô vàn câu chuyện lịch sử huyền diệu để khám phá.
Dù ở thời cổ đại hay thời hiện đại, Phật giáo đều có một số lượng lớn tín đồ ở Trung Quốc. Trong số các vị Phật, sự tồn tại được biết đến nhiều nhất là Quan Thế Âm Bồ Tát. Chính vì điều này mà người dân Trung Quốc có rất nhiều tượng Phật Bà Quan Âm.
Cách đây một thời gian, khi mọi người đang trùng tu một bức tượng Phật Bà Quan Âm có lịch sử hơn 800 năm, họ đã vô tình phát hiện một ngăn hầm bí mật bên trong bức tượng, và một bất ngờ bí ẩn khác của lịch sử lâu đời lại nổi lên.
Thời kỳ hoàng kim của sự phát triển Phật giáo là vào thời nhà Tùy và nhà Đường ở Trung Quốc. Nhiều tác phẩm điêu khắc tượng Phật đã được sáng tạo vào thời gian này, và tuyệt vời nhất trong số các tác phẩm điêu khắc này là “Quán Thế Âm nghìn tay”.
Mặc dù được gọi là “nghìn tay”, trên thực tế, hầu hết các tượng “Phật Bà Quan Thế Âm nghìn tay” ở vùng đồng bằng miền Trung cũng chỉ chạm khắc được hơn một chục tay, trong khi Tượng đá Trùng Khánh Đại Túc (Chongqing Dazu Rock) khắc Quán Âm Nghìn tay thì có tới 892 tay và bàn tay, nhưng vẫn còn lâu mới đạt được “nghìn tay”. Chẳng nói đâu xa, tượng “Phật Bà Quan Âm nghìn tay” ở đồng bằng miền Trung cũng vô cùng quý hiếm.
Tại sao Phật Bà Quan Âm Nghìn tay này lại làm nhiều tay đến vậy? Có rất nhiều những giả thuyết về điều này, nhưng những giả thuyết này trong hơn 800 năm vẫn chưa được xác nhận.
Cho đến năm 2008, một hoạt động trùng tu do các bộ phận liên quan tổ chức đã nhằm vào Tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn tay Khắc Trên Đá Đại Túc ở Trùng Khánh đã bất ngờ tìm ra cách giải đáp cho những giả thuyết này. Đội ngũ phục chế này bao gồm các chuyên gia chuyên về Phật giáo và điêu khắc cổ đại như Viện nghiên cứu Đôn Hoàng, Bảo tàng điêu khắc đá Đại Túc, Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa,… Họ đã mang rất nhiều nhân lực và vật lực để khôi phục lại một tác phẩm điêu khắc đá cổ như vậy.
Sau khi các chuyên gia khảo sát kỹ tình hình cụ thể của Tượng Quan Âm Nghìn Tay ở Tượng Khắc Đá Trùng Khánh Đại Túc, họ rất ngạc nhiên. Vì “Quán Thế Âm nghìn tay” này ra đời vào thời nhà Tống, trải qua hàng trăm năm chiến tranh, mưa gió, hư hỏng quá nghiêm trọng và rất khó để trùng tu. Vì vậy, bắt đầu từ năm 2012, nó đã được trùng tu lần lượt, hy vọng rằng bức tượng tuyệt vời này có thể được giới thiệu với thế giới trong một tư thế hoàn hảo nhất.
Chính trong quá trình trùng tu, các chuyên gia đã phát hiện ra một ngăn hầm bí mật ẩn ở bên trái bụng của bức tượng đá. Ngăn hầm bí mật dài 310 cm và rộng 90 cm. Bên trong là một không gian rất bất thường. Các chuyên gia đã tìm thấy một số đồ vật quý lạ như đồ sứ cổ và mảnh vàng lá trong ngăn hầm bí mật này.
Điều khiến các chuyên gia thích thú nhất là dòng chữ được khắc trên mảnh đá được tìm thấy trong ngăn hầm bí mật. Dịch sang văn bản hiện đại, đại ý là người điêu khắc Tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay là một tín đồ Phật giáo. Họ chỉ chạm khắc bằng tay với một con dao trên tay. Cuối cùng, bàn tay của họ đầy vết chai sạn và chảy máu. Nhưng các Phật tử luôn có niềm tin kiên định.
Đối với những người theo đạo Phật, tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay này rất có ý nghĩa. Để hoàn thành tác phẩm chạm khắc, họ đã phải trả rất nhiều vật chất và tài chính, cùng với những con dao tinh xảo, và cuối cùng đã đưa ra một bức tượng Phật Bà Quan Âm Nghìn Tay.
Chỉ cần đứng trước tượng Phật, bức tượng Phật này sẽ khiến mọi người cảm thấy bình yên. Mọi người có thể nói về những rắc rối của họ bao nhiêu mà họ muốn. Đôi mắt của bức tượng vô cùng kiên định, Phật Bà có thể dẫn dắt mọi người theo hướng tiến bộ, thiện lành và chỉ đường cho những người đang lạc lối.
Kể từ khi phát hiện ra ngăn hầm bí ẩn bên trong tượng Phật Bà Quan Âm và mảnh đá, nhiều người đã bắt đầu khâm phục trí tuệ của người xưa. Ngay cả một nhà điêu khắc tượng Phật hiện đại, cũng không thể nghĩ ra một phương pháp khéo léo để thiết lập các cơ sở bí mật bên trong tượng Phật. Phương pháp xây dựng của người xưa khiến ai cũng phải thán phục. Qua nội dung ghi trên mảnh đá, các chuyên gia nhận thấy niềm tin của người xưa đối với đạo Phật lớn hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng.
Ánh Dương/Theo NTDTV tiếng Trung