Một học giả nổi tiếng của Úc cho rằng hoạt động “ngoại giao vắc xin” hiện nay của Trung Quốc là “cùng một giuộc” với chiến lược “ngoại giao bẫy nợ” của nước này. Cả hai đều phục vụ những toan tính của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Vắc xin Sinovac của Trung Quốc hiện đã được cung cấp cho hơn 45 quốc gia trên toàn thế giới. Chúng được phân phối chủ yếu ở Nam Mỹ, châu Phi, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Singapore: Tiêm vắc xin Trung Quốc không được tính là đã tiêm vắc xin
- Hàng loạt quốc gia nghi ngờ chất lượng vắc xin Trung Quốc
Chiến lược ngoại giao vắc xin của Bắc Kinh khiến họ từ một quốc gia cố ý che giấu nguồn gốc của virus corona; trở thành như thể “một vị cứu tinh của thế giới”. Đó là bình luận của ông Gabriel A. Moens – giáo sư luật danh dự tại Đại học Queensland (Úc) trên tờ The Epoch Times ngày 24/5. Ông từng là trưởng khoa luật và phó hiệu trưởng tại Đại học Murdoch.
Trung Quốc ngoại giao vắc xin Sinovac để biến mình từ “tội đồ” thành vị cứu tinh của thế giới
Theo các báo cáo, hiệu quả của Sinovac rất khác nhau. Brazil tuyên bố vắc xin này chỉ đạt 50,4%, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ báo cáo hiệu quả vắc xin có tỷ lệ 91,25%. Con số này tại Indonesia là 65,3%.
“Mặc dù giới y tế vẫn hoài nghi về hiệu quả của loại vắc xin này nhưng việc Trung Quốc dốc sức tham gia vào hoạt động tiêm chủng của thế giới đã thay đổi nhận thức toàn cầu về Bắc Kinh. Điều này biến họ từ một quốc gia che giấu nguồn gốc của dịch Covid-19 trở thành một vị cứu tinh quốc tế”, giáo sư Moens bình luận.
Trung Quốc thể hiện rằng họ sẵn sàng phân phối nửa tỷ vắc xin cho thế giới. Nhưng nhiều quốc gia vẫn hoài nghi về hiệu quả của nó; đặc biệt tại Hoa Kỳ, Úc và Châu Âu.
Ông Moens cho biết: “Tại Úc, có những tuyên bố rằng ‘ngoại giao Sinovac’ là một ý đồ đáng ghê sợ của Bắc Kinh nhằm kiểm soát dư luận về COVID-19; và làm chệch hướng sự chú ý của dư luận khi nước này không muốn các chuyên gia và nhà nghiên cứu quốc tế điều tra nguồn gốc của virus”.
“Vành đai Con đường – BRI” là “cùng một giuộc” với ngoại giao vắc xin
Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là liệu ngoại giao Sinovac có phải là chiến lược độc lập hay là một phần bổ sung cho BRI đầy tham vọng của Trung Quốc?
BRI là một dự án lớn, tạo cơ hội cho Trung Quốc xây dựng cơ sở hạ tầng ở nhiều quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Âu; như sân bay, cảng biển, đường xá, nhà ga…
Giáo sư Moens nhận định, BRI có khả năng mang lại một số lợi ích cụ thể cho quốc gia nhận đầu tư. Tuy nhiên, nó chắc chắn biến nhiều nước thành “chư hầu” của Trung Quốc thông qua chính sách “ngoại giao bẫy nợ”.
Giáo sư cho rằng, Trung Quốc phân phối vắc xin COVID-19 trên toàn thế giới nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng của họ; đặc biệt là trong những trường hợp vắc xin trao tặng. Liệu ngoại giao Sinovac có phải là một nỗ lực khác nhằm phục vụ lợi ích địa chính trị của Bắc Kinh, đặc biệt là ở các nước đang phát triển ở châu Phi hay không?
“Ngay cả đánh giá một cách qua loa về ngoại giao Sinovac và BRI cũng cho thấy rằng; mục đích của Trung Quốc là mở rộng dấu chân địa chính trị của mình trên khắp thế giới”, ông Moens nhận định.
Giáo sự bình luận: “Có thể lập luận rằng Bắc Kinh gia tăng sự hiếu chiến trên trường thế giới như quân sự hóa Biển Đông, tiếp quản Hồng Kông, đe dọa Đài Loan, vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và “ngoại giao chiến lang” với Úc; những điều đó không thể hiện điều gì khác ngoài sự khinh thường của chính quyền Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế”.