Thông tin về việc 19.577 thi thể chất đống trong các nhà tang lễ ở Trịnh Châu (Trung Quốc) đang gây xôn xao dư luận. Công chúng đặt dấu hỏi về con số thương vong thực sự trong thảm họa ở Trịnh Châu vừa qua là bao nhiêu?

Tiết lộ của nhân viên nhà tang lễ Trịnh Châu 

Ngày 30/7, một tài khoản Twitter có tên David đã gây bùng nổ bởi thông tin: “Cảm ơn những người bạn Trung Quốc dũng cảm đã gửi thư. Hiện tại, 19.577 xác chết đang chất đống trong nhà tang lễ ở Trịnh Châu. Hiện tại, công tác an ninh nhà tang lễ là vấn đề quan trọng nhất của Trung Quốc. Có điều, con số vẫn chưa phản ánh tổng số nạn nhân. Các bạn Trung Quốc, hãy tiếp tục cố gắng hết sức để tìm ra sự thật. Hãy ghi tạc từng món nợ máu với nhà cầm quyền Trung Quốc … “.

Nội dung này sau khi đăng tải, đã thổi bùng tranh luận trong cộng động cư dân mạng Trung Quốc.

Ngày 2/8, một tài khoản Twitter có tên HaoJiao2018 đã đặt ra câu hỏi: “Bao nhiêu người chết trong trận lũ lụt ở Hà Nam? Mới đây, một nhân viên của Nhà tang lễ Trịnh Châu tiết lộ rằng họ đã chất đống 19.577 thi thể không kịp thiêu vì lũ lụt! …”

Nghi vấn về số liệu thương vong của cư dân mạng Trung Quốc

Có nhiều ý kiến đồng thuận với con số thương vong nêu bên trên. Họ cho rằng, con số đó chưa phải là tất cả. Và con số thực tế còn có thể cao hơn nữa. Công chúng đặt câu hỏi: Ai sẽ chịu trách nhiệm này? 

Một luồng ý kiến khác cho rằng, con số này chỉ là một nhỏ. Bởi vì còn rất nhiều thương vong ở các thị trấn và làng mạc vẫn chưa được thống kê.

Cũng có không ít người đặt câu hỏi: Trịnh Châu có bao nhiêu nhà tang lễ? Đã hỏa táng bao nhiêu? Tại sao lại phải huy động trợ giúp từ các nhà tang lễ ở các vùng khác để xử lý thi thể nạn nhân?

Nhưng một số người tiết lộ trên Twitter: Nhà tang lễ Sơn Đông đã sử dụng một chiếc xe tải lớn để kéo thi thể nạn nhân ở Trịnh Châu. Điều này cho thấy nhà tang lễ Trịnh Châu không thể xử lý kịp thi thể. Do đó họ cần tiếp viện từ những nơi khác. 

Vào ngày 2 tháng 8, chính quyền tỉnh Hà Nam Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp báo. Phó Thống đốc tỉnh Hà Nam Vũ Quốc Định báo cáo tại cuộc họp rằng 302 người đã thiệt mạng và 50 người mất tích ở tỉnh Hà Nam do lũ lụt. Trong đó, 292 người thiệt mạng và 47 người mất tích ở thành phố Trịnh Châu; 7 người thiệt mạng và 3 người mất tích ở Tân Hương; 2 người thiệt mạng ở Bình Sơn; 1 người thiệt mạng ở Tháp Hà.

Nếu số người chết vì lũ lụt trên địa bàn tỉnh chỉ là 302 người như chính quyền Hà Nam công bố thì tại sao họ lại cần các nhà tang lễ ở các vùng khác đến hỗ trợ? Ngoài ra, sáu toa tàu của tuyến tàu điện ngầm Trịnh Châu số 5 đã được kéo ra khỏi đường hầm ngầm, các nhà chức trách đã sử dụng các phương tiện vận chuyển được che phủ bằng vải đen. Họ đang muốn che đậy gì? Bên trong đó là gì?

Một tài khoản twitter khác có tên LiuLiu đã đăng tải nội dung: Các nhà tang lễ ở Trịnh Châu đầy thi thể.

Hiện nay cuộc tranh luận của cư dân mạng Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Cộng đồng hiện đang có nhu cầu được biết thông tin và số liệu thực sự trong thảm họa nhân tạo ở Trịnh Châu.

Che giấu sự thật đã trở thành thông lệ của giới chức cầm quyền Bắc Kinh

Giới chức Trung Quốc luôn chọn cung cấp số liệu giả để che đậy sự thật, nếu đó là thảm hoạ nhân tạo. 

Vào tháng 8 năm 1975, một hồ chứa nước Trú Mã Điếm ở tỉnh Hà Nam bị vỡ, lúc đó số người chết được báo cáo lên chính quyền trung ương chỉ là vài trăm người. Tuy nhiên,  chỉ vài năm sau thì con số được công bố là 240.000 người chết.

 Ngày 28/ 7/1976, trận động đất ở Đường Sơn đã được giới chức địa phương báo cáo lên cấp trên là dưới 10.000 người chết. Nhưng sau đó con số lại là hơn 240.000 người chết.

Cũng như trong nạn đói lớn 1959-1961, số người chết vì đói được thống kê vào thời điểm đó là gần 5.000 người. Tuy nhiên, tài liệu lưu trữ của Trung Quốc sau này ghi nhận có 10.000 người chết đói.