Y học cổ truyền cho rằng khí không đủ sẽ khiến máu lưu thông không tốt. Do đó nước sẽ lưu thông kém và chất độc không thải ra ngoài được. Một khi kinh mạch bị tắc nghẽn, nó sẽ gây ra đau đớn và nhiều bệnh khác nhau.
Việc khai thông kinh mạch là rất quan trọng. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị, với các loại thực phẩm, thảo mộc và các điểm bấm huyệt được khuyến nghị để khai thông từng kinh mạch.
Tóm tắt nội dung
Phiền muộn
Những người bị trầm cảm thường buồn bã, cáu kỉnh và cảm thấy tức ngực. Họ có thể ăn củ cải, cần tây, rau mùi, táo gai, đậu Hà Lan và cam quýt để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Họ cũng có thể thử loại thuốc Jiawei Xiaoyao – một hỗn hợp các loại thảo mộc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền Trung Quốc (TCM).
Huyệt đản trung nằm ở vị trí giao nhau giữa hai đầu vú tại đường giữa của xương ức. Bấm huyệt vào đây có thể giúp giảm bớt chứng trầm cảm, tim đập nhanh và lo lắng.
Ứ đọng máu
Biểu hiện của huyết ứ hoặc lưu thông máu kém là mặt nổi nốt đỏ, chảy máu lợi, da bầm tím, lưỡi tím sẫm. Cảm giác ngứa ran ở ngực, nước tiểu sẫm màu, da khô.
Nên ăn các loại thực phẩm thúc đẩy tuần hoàn máu như đậu đen, táo gai, nấm trắng, nấm hương, trà xanh và tỏi. Y học cổ truyền tin rằng tỏi có vị cay và ấm; chất allicin có trong tỏi làm giãn nở các mạch máu.
Huyệt hợp cốc (Hegu) là huyệt vị nằm trên mu bàn tay. Bấm huyệt hợp cốc có thể giúp ổn định huyết áp, giảm áp lực; giảm mệt mỏi, loại bỏ quầng thâm; giảm căng cứng ở cơ vai và cổ và tăng cường khả năng miễn dịch.
Tắc nghẽn mạch do ẩm ướt
Đôi khi thời tiết nồm ẩm, hoặc âm khí quá nặng dễ phát sinh bệnh chàm, ban đào, mụn trứng cá.
Nên ăn nhiều thực phẩm giúp tăng cường sinh lực cho lá lách và xua tan sự ẩm ướt; như khoai mỡ, lúa mạch, đậu đỏ và đậu lăng trắng.
Huyệt Túc tam lý (Zusanli) nằm rộng khoảng ba ngón tay từ phía dưới bên ngoài của xương bánh chè. Ấn day ở huyệt này có thể điều chỉnh dạ dày, và thúc đẩy chức năng tiêu hóa.
Phong nhiệt
Các triệu chứng phổ biến của phong nhiệt là sốt, nổi mụn, sưng tấy da, đau nhức cơ và khớp.
Nếu người bị nhiệt thì nên ăn thêm các thức ăn có tính lạnh, mát như: Củ sen, măng, măng tây, mướp, dưa leo, mướp đắng, mướp, mồng tơi, mồng tơi, rau dền.
Huyệt xích trạch (Quchi) nằm ở chỗ lõm của khớp khuỷu tay. Bấm huyệt này có thể làm giảm căng thẳng và mệt mỏi, cải thiện tuần hoàn da, tránh say nắng.
Tắc nghẽn mạch do lạnh
Quá nhiều lạnh sẽ làm tổn thương dương khí. Các triệu chứng gồm có tay chân lạnh, da nhợt nhạt và ớn lạnh.
Nên ăn cháo kê hoặc súp nóng để xua tan cái lạnh. Sau khi ăn súp nóng, cơ thể sẽ đổ mồ hôi và xua tan cái lạnh. Súp gừng nóng cũng rất tốt để giúp ra mồ hôi và xua tan cảm lạnh.
Huyệt Nội quan (Neiguan) nằm ở trung tâm của các sọc ngang của khớp lòng bàn tay. Chỗ lõm trung tâm, nó rộng khoảng ba ngón tay trên cánh tay trên. Ấn và day huyệt này giúp cải thiện giấc ngủ, đồng thời làm giảm nhịp tim đập nhanh, đổ mồ hôi ban đêm và chóng mặt.
Theo Visiontimes
Xem thêm:
- Hệ miễn dịch khỏe mạnh nhờ 3 loại gia vị quen thuộc trong nhà bếp
- Selen: chống oxy hóa, giúp giải độc, chống ung thư và cục máu đông
- 5 công thức món ăn giúp giảm ho hiệu quả
Video xem thêm: