Mạng lưới kênh dẫn nước tới Roma, thành phố ngầm dưới lòng đất Derinkuyu, vòng tròn Moray là những công trình kiến trúc khiến giới khoa học ngày nay phải kinh ngạc khi nghiên cứu.

4- Hệ thống dẫn nước

Khi nghĩ về thế giới cổ đại, người ta sẽ liên tưởng tới những toà kiến trúc đồ sộ, đền thờ và những bức tượng khổng lồ… Nhưng các công trình phục vụ an sinh xã hội thời cổ đại như hệ thống dẫn nước, kênh đào… cũng là những kiến trúc kỳ bí vĩ đại không kém.

Tương truyền về hệ thống ống nước tới Roma

Đường ống dẫn nước ở Patara – Thổ Nhĩ Kỳ (ảnh: Bí ẩn thế giới).

Đầu tên phải kể đến hệ thống dẫn nước từ vùng núi Sabin còn có tên là “Aqua Virgo” tới những giếng nước ăn ở thủ đô Roma. Hệ thống này dài khoảng 21km do quân lính của tướng Marcus Agrippa xây dựng từ thế kỷ 19 trước Công nguyên.

Tương truyền, một trinh nữ (Virgo) đã chỉ cho binh sỹ một nguồn nước đặc biệt trong lành ở sâu trong lòng núi, và họ đã khai thác nó. Hệ thống dẫn nước Aqua Virgo, phần lớn chạy ngầm dưới mặt đất, cung cấp nước cho người dân thành Roma từ thời cổ đại và một số nơi vẫn còn hoạt động cho đến tận ngày nay. 

Cách thức hoạt động

Theo số liệu còn tồn tại cho tới ngày nay, có khoảng 26.000m3 nước/ngày dẫn tới trung tâm Roma bằng hệ thống kênh dẫn nước này. Hồi đó, vào thời cao điểm có tới 11 hệ thống kênh dẫn nước loại lớn chạy ngầm hay nổi trên mặt đất để cung cấp cho dân cư phân bổ trên tổng diện tích là 50km2, lượng nước khoảng 500.000m3/ngày.

Hiện nay ở trung tâm thủ đô Roma hay ở vùng ngoại ô vẫn còn những di tích của mạng lưới kênh dẫn nước lừng danh này. Tại Parco degli Acquedotti, người ta có thể chứng kiến kênh dẫn nước chạy song song dài hàng km, có chỗ lên đến độ cao 27 mét.

“Một thành tựu kỹ thuật xuất sắc nhất thời Cổ đại”

Đường ống ngầm trong thành phố cổ đại La Mã (ảnh: kenh14).

Những mảng tường được xây bằng gạch hay đá tự nhiên và cả một loại bê tông đặc biệt thời La Mã với cái tên “Opus Caernentitium”. Nhờ được láng bằng nhiều lớp vữa đặc biệt này nên kênh dẫn nước không bị rò rỉ.

Do nước phần lớn không được dẫn bằng đường ống mà bằng hệ thống máng xây hình chữ nhật, vì vậy đòi hỏi chuyên gia xây dựng phải tính độ dốc dòng chảy chính xác. Người ta sử dụng một thiết bị đo có tên là Chorobat- thiết bị thủy chuẩn to bằng một cái bàn.

Nhờ đo đạc kỹ lưỡng và đánh dấu chuẩn xác từng đoạn một nên máng dẫn nước này bảo đảm có được độ dốc cần thiết. Thành tựu này làm cho cả người thời này không khỏi trầm trồ thán phục.

Thí dụ máng Anio Novus có độ dốc chỉ ở mức 1,3 phần nghìn, tức 1,30 mét/km. Hệ thống dẫn nước ba tầng Pont du Gard ở gần Nimes thuộc Pháp. Lực lượng xây dựng người La Mã đã thành công xây tuyến dẫn nước có chiều dài tới 50km mà chênh lệch về độ cao chỉ là 12,27m, độ dốc ở mức 0,0248 %.

Các nhà khoa học cho rằng, đây là một thành tựu kỹ thuật xuất sắc thời cổ đại, tạo nên tên tuổi cho đế đế La Mã.

Ống nước bằng đá có thiết kế thông minh, có khớp nối và lỗ hổng để tiện cho việc vận chuyển và bảo dưỡng (ảnh: kenh14).

Thiết kế đường ống hiện đại đáng kinh ngạc

Ngoài hệ thống dẫn được xây kín xuyên suốt, người ta còn dùng đến những đoạn ống dẫn bằng đá xếp rời nhằm kết nối hệ thống nước cho vùng có địa hình khác nhau.

Đường ống làm bằng các khối đá rỗng giữa có thể nối liền với nhau bằng các khớp nối. Nó cũng chính là nguyên lý mà người hiện đại đã sử dụng trrong hệ thống đường ống dẫn nước trong nhà máy xử lý đến các hộ gia đình.

Khi nghiên cứu các công trình này, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra một số điều thú vị khác. Một số khối đá thành phẩm được khoan lỗ trên thành. Họ cho rằng mục đích của cái lỗ ấy là để các kỹ sư cổ đại làm sạch cạn lắng. Sau khi hoàn thành công trình nó sẽ được bịt kín bằng thứ vật liệu đã chuẩn bị sẵn.

Điều đó khiến các nhà khoa học kinh ngạc, phải có trình độ khoa học nhất định, và kiến thức uyên thâm về vật lý, người ta mới có thể thiết kế ra những sản phẩm thông minh, tiện ích như vậy.

Khớp nối hiện đại đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. (ảnh: bí ẩn thế giới)

5- Thành phố ngầm dưới lòng đất Derinkuyu

Derinkuyu là một thành phố ngầm cổ đại đa tầng ở huyện Derinkuyu, tỉnh Nevsehir. Đây là thành phố ngầm sâu nhất dành cho con người sinh sống mà người ta đã khai quật được tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Thành phố có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi, kết cấu 18 tầng với sức chứa lên đến 20.000 người. Bên trong là tầng tầng lớp lớp những ngôi nhà được nối thông với nhau bằng những đường bậc thang hết sức khoa học, khéo léo. Tạo nên một nơi trú ẩn khổng lồ cho người dân địa phương trong nhiều thế kỷ.

Nơi đây có đầy đủ các công trình cần thiết không đồng đều như: phòng ngủ, nhà bếp, phòng tắm, với các tiện nghi được tìm thấy như là máy ép nho, ép dầu. Có cả đến kho vũ khí, chuồng ngựa, lăng mộ, trường học, nhà nguyện phục vụ đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

Derinkuyu là một thành phố ngầm cổ đại đa tầng có kết cấu khéo léo hết sức thông minh (ảnh: baotintuc).

Cấu trúc ngầm nhưng đảm bảo sự thoải mái trong sinh hoạt, độ an toàn cao

Thành phố Derinkuyu được đóng lại từ bên trong bằng những cánh cửa lớn hình tròn có lỗ bằng đá. Mỗi tầng được nối với nhau bởi những hành lang có thể được đóng một cửa đá riêng biệt.

Hệ thống trục thông gió được thiết kế với mật độ lớn giúp đưa không khí từ bên ngoài vào trong lòng đất, phục vụ đời sống sinh hoạt thoải mái, tự nhiên cho người dân.

Hơn cả thế là một hệ thống giếng nước an toàn, các giếng không liên kết với nhau, miệng giếng không nối thông lên mặt đất. Điều này hạn chế tối đa việc bị kẻ thù đầu độc bằng đường nước.

Nhiệt độ ở đây thay đổi theo mùa, mát lạnh vào mùa hè và ấm áp khi đông đến. Nhiệt độ thành phố ổn định tầm 13°C, thành phố mát mẻ và thực phẩm duy trì độ tươi ngon.

Cũng giống như rất nhiều công trình bí ẩn vĩ đại cổ đại khác, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể xác định được chủ nhân thực sự và niên đại chính xác xây dựng nên căn hầm.

Lỗ thông khí trời cho thành phố ngầm dưới lòng đất (ảnh: baotintuc).

6- Những vòng tròn Moray

Ngày nay một trong những tàn tích Inca kỳ lạ nhất chính là những vòng tròn Moray. Đây là một địa điểm khảo cổ ở Peru, khoảng 50 kilômét về phía tây bắc Cusco trên một cao nguyên cao khoảng 3,500 mét và nằm ở phía tây của làng Maras.

Ruộng bậc thang Moray với kích cỡ khổng lồ (ảnh: khoahoc).

Cấu trúc ruộng bậc thang tròn hùng vĩ

Thực chất Moray là một ruộng hình tròn bậc thang có kích cỡ khổng lồ, nằm sâu lòng xuống khoảng 30 mét. Mặc dù sâu như vậy nhưng vào mùa mưa, ruộng bậc thang này không bị ngập úng. Điều này một lần nữa khẳng định trí tuệ của người Inca không hề thua kém con người hiện đại ngày nay.

Không rõ nhờ công cụ đo đạc địa chất gì, họ đã phát hiện được đất ở đây rất tơi xốp, dễ thấm nước. Người ta còn thiết kế hẳn một hệ thống tưới tiêu cho từng tầng giúp nước thoát đi nhanh và hiệu quả.

Đây có phải là một phòng thí nghiệm nông nghiệp tự nhiên khổng lồ?

Mục đích của những bậc thang này có lẽ là dùng cho trồng trọt, tuy nhiên vì sao họ phải thiết kế ruộng phức tạp như vậy thì các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ. Hầu hết họ cho rằng đây là một trạm nghiên cứu nông nghiệp có quy mô.

Giống với giếng Chanda khi nằm sâu dưới lòng đất, thiết kế và hướng của chúng đối với gió và mặt trời tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ lên đến 15°C. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa mỗi tầng bậc thang đã tạo ra kiểu khí hậu tương tự như trong phòng thí nghiệm nhà kính ở thời hiện đại. Chỉ có điều ruộng Moray là hoàn toàn dựa vào điều kiện tự nhiên.

Hơn nữa những nghiên cứu từ phấn hoa cho thấy, đất của nhiều vùng khác nhau của đế chế Inca đã được chuyển tới các bậc thang.

Hiện nay ruộng bậc thang này vẫn được các nhà khoa học dành thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu.

Hệ thống tưới tiêu được bố trí quy mô trên các tầng thang Morray (ảnh: Bí ẩn thế giới).