Trong số mới nhất của tạp chí Architectural Digest, anh Bjarke Ingels – kiến trúc sư người Đan Mạch đã tham gia cuộc phỏng vấn qua video ngay tại nhà riêng với tạp chí kiến trúc. Câu chuyện về chiếc phà nặng 450 tấn cập cảng Copenhagen. Vợ chồng anh đã cải tạo chiếc phà này thành một ngôi nhà nổi hiện đại và ấm áp.
Anh Ingels nói trong cuộc phỏng trên tạp chí số ra tháng 11: Mọi người đã cảnh báo tôi rằng sống trên nhà nổi vừa là điều tốt nhất và cũng là điều tồi tệ nhất. Thực ra khi nó thuận lợi thì nó thật tuyệt vời.
Tất tay khi làm nhà nổi
Anh Bjarke Ingels – kiến trúc sư 46 tuổi là người đã thiết kế các tòa nhà độc đáo trên khắp thế giới. Anh từng tham gia xây dựng lại 2 trung tâm thương mại thế giới ở New York, đường đôi và xây dựng triển lãm Thượng Hải 2010.
Anh cung cấp cho tạp chí thiết kế và kiến trúc một cái nhìn thoáng qua về ngôi nhà nổi của gia đình gồm: Ba thành viên anh với vợ – kiến trúc sư Rut Otero và con trai Darwin gần hai tuổi.
Anh thành lập công ty Bjarke Ingels Group (BIG) vào năm 2005. Anh đã được tiếp cận thực tế đối với công việc khó khăn là cải tạo con tàu dài 126 feet. Ingels nói: Đó là một chiếc thuyền vì vậy khi khôi phục luôn phải tính toán đến sự đối xứng theo cả hai trục.
Ngôi nhà – Con tàu đó đã được tân trang lại hoàn toàn: Nó hiện đại, ấm áp và thân thiện, khác xa hình ảnh trước đây là một chiếc phà thương mại và được neo đậu gần Refshaleøen (Khu công nghiệp cũ này đã chứng kiến sự hồi sinh trong những năm qua).
Một phần nhờ ý tưởng của kiến trúc sư Ingels, người đã xây dựng nên Dự án nhà ở với giá cả phải chăng – Urban Rigger. Trong đó có nhà hàng Noma – từng đoạt giải thưởng “Nơi có bàn ăn được đặt trước nhiều tháng.”
Vợ chồng Ingels mua chiếc phà đã hết hạn hoạt động vào năm 2016, họ sớm nhận ra sống trên thuyền là một đường cong học tập. Hai vợ chồng đã trải qua mùa đông đầu tiên với hệ thống lò sưởi và nước lúc có, lúc không. Đôi khi họ phải dùng đến nước đóng chai để tắm trước khi đi gặp gỡ khách hàng, nhưng cả hai vợ chồng đều say mê với khung cảnh hoành tráng.
Ingels nói: Căn nhà có quá khứ, hiện tại và tương lai của Copenhagen. Chỉ trong nháy mắt, nếu nhìn về phía đông có thể thấy mặt trời mọc, nhìn về phía tây có thể thấy mặt trời lặn trên cung điện của nữ hoàng và hiện tại đang ở trong căn nhà nổi cùng với gia đình.
Tất cả trên tàu
Từ lâu, Ingels đã là một người hâm mộ kiến trúc nổi. Năm 2019, công ty anh đã công bố Dự án Oceanix City, dự án nằm trên các hòn đảo hình lục giác theo mô-đun cho cộng đồng khoảng 10.000 người. Anh nói với tạp chí: Đó là kiến trúc có khả năng phục hồi cao nhất, mực nước biển dâng cao đến đâu, thì nhà thuyền dâng cao đến đó.
Ngôi nhà nổi của gia đình anh là cơ hội mang niềm đam mê ứng dụng vào cuộc sống. Nội thất trong nhà là sự kết hợp đặc điểm nguyên bản hàng hải, một số đồ vật do anh và những người khác thiết kế phối cùng với món quà lưu niệm từ các chuyến du lịch của gia đình.
Ở tầng trên của con tàu là khu vực sinh hoạt rộng lớn có tầm nhìn bao quát ra bến cảng của thành phố. Căn phòng thanh bình có lò sưởi treo lơ lửng, được bao quanh bởi một chiếc ghế sofa quá khổ thiết kế bởi Kibisi – thương hiệu do anh đồng sáng lập.
Đối xứng với phòng sinh hoạt là căn bếp. Đó là một không gian mở với tủ và bàn làm bằng gỗ sồi của kiến trúc sư người Ý Luca Cipelletti có thể ngồi thoải mái khoảng 10 người. Đèn chiếu sáng mặt dây chuyền Artemide do anh thiết kế.
Dưới boong là căn phòng rực rỡ nhất của tòa nhà, một phiên bản tuyệt vời như tàu vũ trụ: Phòng giải trí của gia đình đã được thu lại với hình dạng uốn lượn và sơn hoàn toàn bằng màu trắng, chấm phá bằng những họa tiết đầy màu sắc, ghế ngồi và gối ôm dệt thủ công được mua trong chuyến thăm Cape Town.
Đam mê của gia đình anh với kiến trúc nổi đến nỗi từ đầu tiên của vợ chồng là: Nước. Anh nói: Kiến trúc theo lối truyền thống là “Tĩnh và vĩnh viễn”, còn kiến trúc này là “Năng động và di động”.