Từ đầu tháng 10 năm nay, số bệnh nhi tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 bắt đầu tăng. Trung bình có trên 200 bệnh nhi tay chân miệng khám ngoại trú mỗi ngày; hiện Bệnh viện Nhi đồng 1 quá tải.

tay-chan-mieng-tang-cao
Ảnh chụp màn hình từ VnExpress.

Theo VnExpress, từ đầu tháng 10 năm nay, số bệnh nhi tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 bắt đầu tăng. Trưa 26/10, tại dãy hành lang của khoa Nhiễm – Thần kinh, rất nhiều phụ huynh xếp hàng dài chờ làm thủ tục nhập viện.

Bác sĩ Dư Tấn Quy – Phó trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh cho biết, trung bình có trên 200 bệnh nhi tay chân miệng khám ngoại trú mỗi ngày và 40-50 ca điều trị nội trú. 

Trong thứ hai, số lượng bệnh nhi tay chân miệng nhập viện và xuất viện đông nhất; gần 40 ca nhập viện và gần 30 ca xuất viện. Hiện tại có 51 bệnh nhi nội trú, tăng lên so tuần trước 5-10 ca.

Hiện có hơn 50 y bác sĩ luân phiên làm việc hết công suất mỗi ngày. Tại hành lang bệnh viện không rộng nhiều phụ huynh chưa đến lượt khám phải ở bên ngoài; nhiều người bế con ngồi chờ khám bệnh.

Biểu hiện bệnh tay chân miệng

Bác sĩ Quy nhận định, biểu hiện của bệnh là tay chân miệng nổi nhiều mụn nước; sốt cao trên 30 độ; giật mình mạnh, co giật thường xuyên, nôn ói nhiều, bỏ bú… Lúc ấy các cháu cần nhập viện điều trị sớm.

tay-chan-mieng-tang-cao
Ảnh chụp màn hình từ VnExpress.

Phụ huynh Phạm Ngọc Tuyền chia sẻ, con chị mắc tay chân miệng lần đầu. Ngày đầu bé cứ mấy tiếng lại sốt 1 cơn. Ngày thứ hai, lòng bàn tay, bàn chân và miệng nổi mụn nước làm bé đau đớn, quấy khóc, bỏ ăn. Gia đình đã đưa bé từ Tiền Giang lên bệnh viện Nhi Đồng khám; sau đó các bác sĩ cho nhập viện trong ngày.

Theo báo Lao Động, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận gần 11.000 ca mắc tay chân miệng; tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 6.662 trường hợp nhập viện, không có tử vong.

Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh; dự báo số mắc tay chân miệng có nguy cơ gia tăng trong thời gian tới.