Mối quan hệ “cơm không lành, canh chẳng ngọt” của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump và giới truyền thông Mỹ không còn là điều gì bí mật. Trong bài bình luận trên WSJ, linh mục Frank Pavone cho rằng các hãng báo chí thiên vị Biden, tấn công Trump vì đương kim tổng thống “đã xé toạc mặt nạ của giới truyền thông Mỹ”.

“Báo chí phản kháng Trump vì ông ấy phơi bày sự thiên lệch của họ”, ông Pavone viết. Diễn biến hôm 15/11 là một ví dụ cho cách đối xử của nhiều tờ báo đối với Tổng thống Trump.

TT Trump liên tục bị truyền thông vu khống

Trước đây, truyền thông chính thống của Mỹ cũng từng bị chỉ trích vì sự thiên vị của mình. Một trong những cuộc đối đầu nổi tiếng nhất phải kể đến trận chiến giữa cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon với giới truyền thông vào những năm 1960. Giống như Nixon, ông Trump đã và đang tạo ra sự thách thức với giới truyền thông hiện tại, linh mục Pavone bình luận trên WSJ.

Hôm 15/11, ông Trump viết trên Twitter: “Ông ta chỉ chiến thắng trong mắt CÁC HÃNG TIN GIẢ. Tôi không công nhận. Đường vẫn còn dài. Đây là một cuộc bầu cử bị gian lận!”

Tuy nhiên, hàng loạt hãng tin chính thống đã bóp méo lời ông Trump; họ đưa tin là ông đã “thừa nhận” là Biden thắng, nhưng lại từ chối chuyển giao quyền lực. Truyền thông Mỹ vào buổi tối bầu cử cũng ngang nhiên kiểm duyệt vị tổng thống khi tự tiện xén bớt, cắt bỏ bài phát biểu của ông.

Hơn nữa, nhiều hãng tin đồng loạt tuyên bố cựu Phó Tổng thống Biden đắc cử; dù họ chỉ dựa trên dữ liệu dự đoán.

Trong số những tin tức đặt điều về Donald Trump, phải kể đến vu khống không có bằng chứng kéo dài suốt hai năm, rằng Trump đã thông đồng với Vladimir Putin, hay chính ông là một điệp viên Nga? 

Trong bốn năm qua, ông Trump đã vạch trần sự thiên vị của giới truyền thông. Bất chấp những nỗ lực nhằm làm mất uy tín và tiêu diệt Trump, ông ấy vẫn sống sót và thậm chí ngày càng mạnh mẽ.

Donald Trump (trái) bắt tay Richard Nixon tại một bữa tiệc ở Houston, Texas, vào tháng 3/1989. Ảnh: AP.
Donald Trump (trái) bắt tay Richard Nixon tại một bữa tiệc ở Houston, Texas, vào tháng 3/1989. Ảnh: AP.

Điều gì ẩn sau lớp mặt nạ của giới truyền thông giả?

Các phương tiện truyền thông thường được đánh giá là bên trung lập khi báo cáo tin tức. Nếu thực sự có một cuộc chiến nào đó diễn ra vì nước Mỹ, hẳn người dân sẽ muốn biết liệu những người chịu trách nhiệm sàng lọc thông tin có đang làm đúng phận sự theo cách khách quan hay không.

Tuy nhiên, do Donald Trump bất cần báo chí, sự tức giận đã làm giới truyền thông chính thống của Mỹ mù quáng, không còn tôn trọng nguyên tắc trung thực.

Thực tế rằng, nếu người dân biết các hãng tin nghiêng về một phía thì biểu tình sẽ xảy ra. Khả năng tác động lên kết quả của giới truyền thông cũng suy giảm. 

Đây là điều ẩn sau nỗi sợ hãi và dè chừng của giới truyền thông đối với tổng thống. Nó muốn thúc đẩy một chương trình nghị sự, nhưng nó cũng biết rằng muốn làm được thì chính nó phải được người dân tin tưởng là sự phản ánh công bằng. 

Nói cách khác, phương tiện truyền thông không quan tâm đến thực tế đang diễn ra, nó chỉ quan tâm đến kết quả mà nó muốn, theo nhận định của Linh mục Pavone, giám đốc quốc gia của Tổ chức Linh mục vì sự sống.

Cha Pavone tại Hội nghị SFLA Bờ Tây 2015 (Ảnh: Flickr)

Liệu Trump có giành được thắng lợi trong trận chiến này?

Trên phương diện nào đó, Tổng thống Trump đã đánh bại giới truyền thông. Bất kể kết quả của cuộc bầu cử này thế nào, giới truyền thông sẽ không bao giờ có thể thuyết phục công chúng tin rằng đó là thông tin khách quan. Tất cả mọi người – không chỉ những người bảo thủ – giờ đã biết truyền thông đang đứng ở đâu.

Đó là lý do thực sự khiến giới truyền thông căm ghét cực độ đối với Trump, theo đánh giá của Linh mục Pavone.