Trung Quốc ban hành luật hàng hải mới ở Biển Đông trong nỗ lực nhằm khẳng định vị thế, động thái tiềm ẩn nguy cơ gây căng thẳng trong khu vực.
Theo trang ORF online, vào ngày 29/04, Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc (NPCSC) đã thông qua Luật An toàn Giao thông Hàng hải sửa đổi (MTSL), chính thức có hiệu lực từ ngày 01/09/2021.
Tóm tắt nội dung
Trung Quốc muốn thiết lập vị thế thống trị trên Biển Đông
Luật An toàn Giao thông Hàng hải sửa đổi của Trung Quốc có nguy cơ gây xáo trộn nền hòa bình mong manh trong khu vực thông qua thủ đoạn kinh điển “luật pháp”. Luật này nhằm thiết lập quyền tài phán của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp nằm trong “đường chín đoạn” do nước này tự đưa ra.
Năm 1982, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) được ban hành. Đây là hiệp ước quốc tế nhằm thiết lập khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên đại dương và các vùng biển. Năm 1996, chính Trung Quốc cũng đã phê chuẩn công ước và bị ràng buộc bởi công ước này. Tuy nhiên, MTSL sửa đổi của Trung Quốc lại trái với UNCLOS, do đó cũng trái với luật quốc tế đã được thiết lập.
Nhiều điều khoản trong luật hàng hải mới gây tranh cãi
Mở rộng phạm vi của từ “các chất thải ven biển” sang “các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”.
Đây là điều khoản mơ hồ có chủ đích của Trung Quốc bởi nó cho phép nước này tự điều chỉnh theo tình huống xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào.
Cách giải thích “Các vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc” trong Luật Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Trung Quốc quy định rằng:
“Lãnh hải là vùng biển tiếp giáp với lãnh thổ của nước CHND Trung Hoa. Lãnh thổ sẽ bao gồm đất liền, các đảo ngoài khơi, Đài Loan cùng các đảo liên kết khác nhau. Các đảo này gồm đảo Điếu Ngư, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và các đảo khác thuộc CHND Trung Hoa. Nội thủy của CHND Trung Hoa là vùng nước dọc theo đường cơ sở của lãnh hải đối diện với đất liền”.
Khái nhiệm trên chính là đề cập đường chín đoạn trên Biển Đông. Tuyên bố về quyền tài phán này đã bị Tòa trọng tài Biển Đông phán quyết là vô căn cứ vào năm 2016 vì trái với UNCLOS.
Do đó, bằng cách thay đổi thuật ngữ như vậy, Trung Quốc đã tuyên bố quyền tài phán đối với phần lớn Biển Đông. Việc mở rộng các khái niệm này tác động rất lớn đến nền hòa bình mong manh trong khu vực.
Điều khoản liên đến hoa tiêu bắt buộc
Hoa tiêu bắt buộc là quy phạm hàng hải bắt buộc tàu phải được điều hành và điều khiển bởi hoa tiêu được cấp phép; trừ khi bản thân tàu đó thuộc loại được miễn trừ. Điều khoản này thường được yêu cầu đối với tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải của các quốc gia ven biển. Trung Quốc cũng có yêu cầu bắt buộc về hoa tiêu.
MTSL sửa đổi áp đặt các yêu cầu hoa tiêu bắt buộc đối với:
- Tàu mang cờ nước ngoài.
- Tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở dầu lớn.
- Tàu chở khí đốt hóa lỏng; tàu chở hóa chất số lượng lớn có thể gây nguy hiểm cho an toàn cảng.
- Các tàu có chiều dài, chiều rộng và chiều cao gần với giới hạn của các điều kiện luồng hàng hải tương ứng.
Việc áp dụng hoa tiêu bắt buộc trên khó khăn trong tình hình hiện nay bởi các quy định của MTSL không phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là với UNCLOS.
Quy định đòi tàu nước ngoài khai báo khi đi vào “lãnh hải”
Luật pháp quốc tế chỉ ra tàu thuyền đi lại vô hại qua lãnh hải một quốc gia ven biển không cần thiết phải khai báo hay cần sự cho phép. Tuy nhiên, MTSL sửa đổi lại quy định đòi “các phương tiện tàu ngầm, tàu hạt nhân, tàu chở vật liệu phóng xạ và tàu chở dầu, hóa chất, khí đốt hóa lỏng và các chất độc hại khác” khai báo khi đi vào “lãnh hải”.
Theo UNCLOS, các quốc gia ven biển không được áp đặt các yêu cầu đối với tàu nước ngoài từ đó gây cản trở hay hạn chế việc thực hiện quyền đi qua vô hại.
Áp dụng luật và quy định hành chính liên quan đối với các tàu chính phủ sử dụng cho mục đích phi thương mại, gồm cả tàu chiến
Đây là điều khoản mơ hồ, không nêu rõ luật và quy định hành chính này liên quan những gì.
Vào tháng 1/2021, Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) đã được trao quyền bắn vào các tàu nước ngoài hoạt động bất hợp pháp trong “vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”.
Theo UNCLOS, các tàu của chính phủ hoạt động vì mục đích phi thương mại được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn đối với quyền tài phán ven biển. Nếu tàu thuyền tham gia vào hoạt động bị cấm trong lãnh hải của các quốc gia ven biển; quốc gia ven biển đó chỉ có thể hướng tàu rời khỏi lãnh hải của mình.
Trung Quốc thông qua MTSL sửa đổi đã để lại cơ sở để giải thích cho những hành động của mình trong trường hợp bất kỳ tàu phi thương mại hoặc tàu chiến tham gia vào hành vi mà nước này tự phân loại là vi phạm luật pháp và trong lãnh hải, do đó sự bất ổn luôn tiềm ẩn trên các vùng biển.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc sử dụng “luật lệ” để khẳng định vị thế thống trị của mình trong khu vực. Sự hung hăng của Trung Quốc và sự bất lực của Hoa Kỳ và các đồng minh trong việc giải quyết tranh chấp một cách kịp thời đã dẫn đến việc phá hoại nghiêm trọng luật pháp quốc tế và có thể gây ảnh hưởng đến an ninh khu vực.
Điều cần quan tâm là liệu Trung Quốc có thực sự hành động theo các điều khoản nêu trên hay không. Nếu nó thực sự xảy ra, khu vực vốn đã rất bất ổn, có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn thậm chí còn tồi tệ hơn.