Trung Quốc đã làm mọi thứ để tuyên truyền bộ mặt tồi tệ của mình trước thế giới. Từ việc một nhà báo Hà Lan bị cưỡng chế đưa đi ngay bên ngoài lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh đến việc làm khó các đối thủ Ấn Độ và Hàn Quốc. Đó là nhận định của chuyên gia chính trị quốc tế Akshay Narang trên tờ TFI Global.

Hàn Quốc phẫn nộ vì Trung Quốc thiên vị, xuyên tạc lịch sử và chiếm đoạt văn hóa

Một nhóm người Hàn Quốc đã xé lá cờ Trung Quốc trong một cuộc biểu tình gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Seoul hôm 11/2. Họ đã phản đối với phán quyết của trọng tài trong môn trượt băng tốc độ đường ngắn. Họ yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi vì trọng tài thiên vị vận động viên Trung Quốc.

Cụ thể, trong trận bán kết nội dung đường đưa trượt băng dài 1000m nam hôm 7/2, Hwang Dae-heon và Lee June-seo của Hàn Quốc là 2 người về đích đầu tiên. Nhưng trọng tài đã truất quyền thi đấu của họ với cáo buộc họ “vi phạm quy định” và chuyển làn.

Sau quyết định của trọng tài, các vận động viên trượt băng Trung Quốc giành vé vào trận chung kết và chia nhau huy chương vàng, huy chương bạc bạc.

Hơn nữa, Hàn Quốc còn nổi giận về việc Trung Quốc chiếm đoạt văn hóa. Một nghệ sĩ Trung Quốc biểu diễn tại lễ khai mạc đã mặc một bộ váy truyền thống ‘hanbok’ của Hàn Quốc. Điều này đã làm dấy lên tình cảm chống Trung Quốc ở Hàn Quốc. Các phương tiện truyền thông chính thống Hàn Quốc đều chỉ trích hành vi thô lỗ của Bắc Kinh.

Tờ Hankyoreh tuyên bố: “Chúng ta cũng cần sẵn sàng đứng lên chống lại những âm mưu xuyên tạc lịch sử”.

Học giả Narang cho biết, việc Trung Quốc chiếm đoạt văn hóa là một vấn đề lâu dài ở Hàn Quốc. Kế từ năm 2000, Trung Quốc đã truyền bá văn hóa Hàn Quốc như của riêng mình. Họ đã biến món kim chi, samgyetang của Hàn Quốc là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Sai lầm tồi tệ với Ấn Độ và Nga

Trung Quốc đã mắc một sai lầm rất lớn khi quyết định chơi trò chơi đấu trí với New Delhi. Bắc Kinh đã cử Trung đoàn trưởng Tề Phát Bảo rước đuốc trong lễ khai mạc. Điều này khiến Ấn Độ nổi giận vì ông Tề Phát Bảo là người tham gia trực tiếp vào cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực tranh chấp.

Tổng thống Nga Vladimir Putin là nguyên thủ hiếm hoi tham dự Olympic Bắc Kinh, trong khi nhiều nước khác tẩy chay ngoại giao sự kiện này. Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể lấy đó làm mừng.

Ông Putin đã làm bẽ mặt Trung Quốc trong Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, theo nhà bình luận Narang. Chuyến thăm Bắc Kinh của ông Putin cực kỳ ngắn ngủi. Ông không tham gia bữa tiệc cấp nhà nước với ông Tập.

Thậm chí còn có video cho thấy dường như ông Putin đã ngủ gật khi tham dự lễ khai mạc Thế vận hội. Hơn nữa, Tổng thống Nga từng nói rõ với ông Tập rằng mối quan hệ của Nga với Ấn Độ sẽ luôn được ưu tiên hơn mối quan hệ của Nga với Trung Quốc.

Tuyên truyền về người Duy Ngô Nhĩ khiến Trung Quốc lộ rõ bộ mặt giả tạo

Lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông chứng kiến lượng người xem rất thấp trên toàn thế giới. Nhưng có một điểm nhấn chính trong sự kiện. Đó tuyên truyền của Trung Quốc về cách đối xử “nhân đạo” với người Duy Ngô Nhĩ.

Học giả Narang viết: “Sau khi giết hại, hãm hiếp và tra tấn hàng triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Bắc Kinh đã lựa chọn vận động viên trượt tuyết Địch Ni Cách Nhĩ – Y Lạp Mộc Giang là một trong những người rước đuốc tại lễ khai mạc. Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc tự hào tuyên bố rằng Y Lạp Mộc Giang là người Duy Ngô Nhĩ”.

Nhưng Y Lạp Mộc Giang bây giờ ở đâu? Sau khi ra mắt tại Thế vận hội, vận động viên này đã tránh mặt truyền thông và bỏ trốn qua ‘khu hỗn hợp’ cùng với các vận động viên Trung Quốc khác. Cô đã biến mất và nhà chức trách Trung Quốc từ chối bình luận.

Bắc Kinh đã sử dụng phụ nữ Duy Ngô Nhĩ để tuyên truyền cho bộ máy nhà nước và hiện họ đang theo dõi cô ấy. Việc tuyên truyền về người Duy Ngô Nhĩ khiến bộ mặt giả tạo của Trung Quốc càng lộ rõ thêm, học giả Narang bình luận.

Nỗ lực tồi tệ của Trung Quốc nhằm kiểm duyệt truyền thông nước ngoài

Trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông được truyền hình trực tiếp vào ngày 4/2, một nhà báo Hà Lan đã bị an ninh thường phục của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cưỡng chế đưa đi khi đang đưa tin trực tiếp.

Học giả Narang nói: “Đây có thể là một nỗ lực tồi tệ của chính quyền Trung Quốc nhằm kiểm duyệt một nhà báo nước ngoài”

Thế Vận hội Mùa đông là một cơ hội để Trung Quốc tuyên truyền những hình ảnh của họ trong những năm qua. Nhưng cuối cùng chỉ là hình ảnh tàn nhẫn, ích kỷ và không khoan dung của họ. Đây rõ ràng là một chiêu bài tuyên truyền khủng khiếp của ĐCSTQ, ông Narang bình luận.