Trong cuộc chiến Nga-Ukraine, Trung Quốc đi trên lằn ranh đỏ của mối quan hệ Mỹ-Nga nhằm trục lợi từ 2 bên. Tuy nhiên, cả Mỹ và Nga đều đang yêu cầu Trung Quốc có thái độ rõ ràng. Điều này khiến Trung Quốc mắc kẹt trong mối quan hệ 3 bên. Đồng thời, dịch bệnh ở Trung Quốc đang bùng phát nhanh chóng, thách thức chính sách Zero Covid của nước này. Cùng với cách phòng chống dịch cực đoan, Trung Quốc đang đối diện với khủng hoảng kép.

Mắc kẹt trong mối quan hệ Mỹ-Nga

Tờ Financial Times trích dẫn tiết lộ của các quan chức chính phủ Mỹ, kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine, Nga đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thiết bị quân sự và các hỗ trợ khác.

Báo cáo không đưa ra thêm thông tin chi tiết, nhưng lại nói rằng, có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc có thể đang chuẩn bị giúp đỡ Nga và Nga sắp cạn kiệt một số vũ khí.

Tin tức này ngay lập tức gây xôn xao trên các phương tiện truyền thông lớn. Hiện tại các quan chức của cả Trung Quốc và Nga thường xuyên phủ nhận tin này.

Không những vậy, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nga còn công khai yêu cầu Trung Quốc cung cấp phụ tùng máy bay vào ngày 11/3. Họ phớt lờ thông tin mà chính Nga đã xác nhận vào ngày 10/3 rằng, Trung Quốc từ chối cung cấp phụ tùng máy bay cho các hãng hàng không Nga. 

Cùng lúc đó, phía Hoa Kỳ cũng công khai cảnh báo Trung Quốc rằng nếu Bắc Kinh giúp Nga tránh các lệnh trừng phạt thì Bắc Kinh hoàn toàn sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng.

Trong khi đưa ra cảnh báo này, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thông báo rằng Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì sẽ có cuộc hội đàm trực tiếp cấp cao tại Rome, Ý. Cuộc họp này đã thực sự đạt được bước ngoặt của hai vấn đề chính: một là Hoa Kỳ đang yêu cầu Trung Quốc có quan điểm rõ ràng về cuộc chiến của Nga tại Ukraine; hai là Mối quan hệ của Hoa Kỳ – Trung Quốc có thể trở nên thực chất vì điều này.

Như vậy chúng ta có thể thấy được tình thế hiện tại của Trung Quốc. Mỹ thì hét với Trung Quốc rằng, anh phải rõ ràng quan điểm, phía Nga thì kêu lên rằng, anh phải viện trợ cho tôi. Nói chung, Trung Quốc đang ở ngã ba đường. Trung Quốc vẫn luôn giữ thái độ giả vờ trung lập, lối chơi mập mờ nhằm mục đích kiếm lợi cả từ 2 bên, đúng với chiến lược “trai cò tranh nhau, ngư ông đắc lợi.”

Trong cuộc chơi tay 3 Mỹ-Nga-TQ này, Trung Quốc luôn là kẻ ngấm ngầm đồng lõa trong cuộc chiến của Nga – Ukraine, nhưng giới chức Trung Quốc hiện đang dịu giọng và bắt đầu lấp lửng vì lo rằng sẽ bị chịu chung số phận với Nga vì ​​các lệnh trừng phạt. Kiểu chơi của của Bắc Kinh tất nhiên Tổng thống Nga Putin cũng nhận ra, cho nên ông Putin một lần nữa công khai nhấn mạnh mối quan hệ Trung-Nga là mối quan hệ “bạn bè thực sự” và công khai yêu cầu chính quyền Trung Quốc hỗ trợ.

Về phía Mỹ, Washington có hai mục đích, một là chính quyền Trung Quốc cắt đứt  liên hệ với Nga và tạo điều kiện thuận lợi cho Ukraine; hai là dùng cách này để phá bỏ mối quan hệ liên minh mong manh giữa Trung Quốc và Nga.

Đối với việc phòng thủ Ukraine, việc Trung Quốc như thế nào là điều rất quan trọng. Nếu chính quyền Trung Quốc  gạt bỏ Hoa Kỳ ra 1 bên và kiên quyết ủng hộ Putin, thì Ukraine sẽ rơi vào tình thế vô cùng khó khăn. Rất có thể cuối cùng nó sẽ trở thành một Afghanistan thứ 2. Nếu như thế Trung Quốc sẽ phải tiếp nhận hàng loạt các lệnh trừng phạt và lệnh cấm của cộng đồng quốc tế. Khi đó Putin sẽ mất đi nguồn dự phòng khổng lồ này và chỉ còn cách cân nhắc rút quân càng sớm càng tốt.

Khi chính phủ Trung Quốc đứng về phía Nga, mối quan hệ Trung-Mỹ sẽ chấm dứt quan hệ cạnh tranh và tiến tới một mối quan hệ đối đầu theo đúng nghĩa, và phe trục Trung Quốc, Nga, Iraq và Triều Tiên sẽ đối mặt với Chiến tranh Lạnh mới với phe Liên minh phương Tây. 

Còn nếu Trung Quốc cuối cùng tham gia vào các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Nga lần này, ĐCSTQ sẽ tiếp tục ở lại trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Nhưng cái giá phải trả là thị trường Châu Âu luôn phải dè chừng Nga, con đường vận tải Á Âu, hay ngay cả tuyến đường vận tải Bắc Cực, rồi đến vấn đề năng lượng… họ sẽ đều luôn phải lo lắng về người Nga.

Dịch bệnh căng thẳng đặt Trung Quốc vào chảo lửa

Dịch bùng phát ở Cát Lâm, Thượng Hải và Thâm Quyến. Đợt bùng phát đột ngột khiến các khu vực này một lần nữa rơi vào phong toả.

Cho đến nay,Trung Quốc đã chứng kiến ​​hơn 3.000 ca nhiễm mới trong hai ngày liên tiếp, và tất nhiên, số liệu này người ta vẫn nghi ngờ về sự tin cậy của nó. Đợt dịch này không giống như những đợt bùng phát nhỏ lẻ trước đó ở một số nơi sau đó lắng xuống nhanh chóng, lần này số ca nhiễm còn không thể thống kê hết.

Điều này một lần nữa thách thức nghiêm trọng chính sách xoá sạch dịch bệnh của chính phủ Trung Quốc. Dẫu các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng, chủng biến thể Omicron là dạng nhẹ, không gây tử vong. Nhưng nguyên tắc ứng phó của chính quyền đối với dịch bệnh vẫn sẽ không thay đổi, và họ vẫn phải kiên quyết tiêu diệt nó thay vì sống chung với nó như các nước đang làm. 

Tại sao lại phải tiếp tục các biện pháp chống dịch cực đoan?

Thực tế thì đây là một cách kiếm lợi của họ. Việc yêu cầu người dân test hay bán bộ kit test, hay ngay cả kinh doanh thuốc điều trị với các mức giá trên trời… tất cả đều làm giàu cho các công ty dược, ngành y tế.

Người dân được yêu cầu ở nhà và trong tình cảnh phong toả nghiêm ngặt, không chết vì dịch, họ cũng có thể chết vì đói. Nếu họ may mắn vượt qua, thì đạt được miễn dịch cộng đồng, còn nếu không thì gia đình họ phải chi trả một khoản tiền lớn cho việc thu dọn và tiêu huỷ xác chết. 

Trong khi người ta không cho dân tụ tập đông người, nhưng việc tập trung đông dân lại để xét nghiệm axit nucleic lại được tổ chức ồ ạt. Đây chẳng phải là cơ hội để phát tán virus sao?

Có rất nhiều vấn đề trong cách phòng dịch ở Trung Quốc. Một kiểu cực đoan đi ngược lại với thế giới. Nói một cách dễ hiểu, điều mà chính quyền Trung Quốc muốn là mục tiêu chính trị cao nhất là xóa sạch F0, cho dù thiệt hại về tài sản của dân hay thiệt hại về tính mạng và sức khỏe chỉ là cái giá phải trả cho việc tập trung vào nhiệm vụ chính là xóa sổ nó, và nó chỉ tồn tại trong tài liệu nội bộ mà thôi.

Và người dân khi bị chính quyền làm cho sợ, sau đó họ chẳng còn sợ nữa, lúc đó thì chúng ta biết rồi đó. Lão tử có câu: ‘Khi dân không còn sợ chết, thì dọa giết dân có ăn thua gì?’ và khi  này, tất yếu của người dân là họ sẽ bùng lên chống lại để giành quyền sống. 

Từ Khóa: