Trung Quốc vừa phê duyệt việc xây dựng con đập đầu tiên trong dự án thủy điện lớn nhất hành tinh trên sông Yarlung Tsangpo. Dự kiến, đập thủy điện này sẽ có công suất gần gấp 3 lần đập Tam Hiệp. Một vấn đề đáng lưu ý là dự án này nằm sát biên giới Ấn Độ và trong Khu tự trị Tây Tạng.

Theo hãng tin Sputnik, Kế hoạch 5 năm mới của Bắc Kinh (2021-25) được trình bày trước Đại hội đại biểu nhân dân Trung Quốc đang diễn ra; phê duyệt việc xây dựng con đập đầu tiên ở sông Yarlung Tsangpo. Kế hoạch này nêu rõ; việc xây dựng dự án siêu đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo là một trong những mục tiêu dài hạn và đặc biệt quan trọng của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn đề năng lượng xanh.

Bắt nguồn từ Khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc; sông Yarlung Tsangpo (Thường được gọi là Brahmaputra ở Ấn Độ) dài thứ chín trên thế giới. Sông này chảy vào Ấn Độ từ Trung Quốc; sau đó sang Bangladesh, nhập vào sông Hằng và đổ vào Vịnh Bengal. Con sông này cũng là nguồn cơn xích mích giữa Trung Quốc và Ấn Độ vì hoạt động xây dựng đập.

Sơ đồ dòng chảy sông Yarlung Tsangpo trên Wikipedia.

Báo cáo về siêu đập này từng xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái; trong bối cảnh căng thẳng về chủ quyền Trung – Ấn gia tăng.

Đập của Trung Quốc có ‘tác động đáng kể’ đến mô hình dòng chảy ở Ấn Độ

Đập do Trung Quốc xây dựng sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến mô hình dòng chảy của sông Yarlung Tsangpo; nhà môi trường Himanshu Thakkar, điều phối viên của Mạng lưới Nam Á về Đập, Sông và Con người (SANDRP) có trụ sở tại New Delhi; nói với Sputnik.

Ông Thakkar cảnh báo thêm rằng “lượng phù sa” chảy trên sông khi nó đi vào lãnh thổ Ấn Độ có thể bị giảm đáng kể bởi con đập sắp tới của Trung Quốc. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến nông nghiệp của quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.

Trước những lo ngại của New Delhi về con đập mới; người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc Ji Rong nói rằng; Bắc Kinh sẽ cân nhắc “lợi ích” của các quốc gia ven sông khác trước khi lên kế hoạch cho bất kỳ dự án thủy điện nào trên sông Himalaya.